Trong những năm qua nhờ thực hiện chủ trương mở cửa kinh tế của Đảng và
Nhà nước, thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, từng bước
cải tiến và hoàn thiện bộ máy quản lý, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh cho các doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây cũng là
động lực chính giúp cho ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động
tín dụng, mở rộng quy mô cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện từng bước thay đổi bộ mặt nông
thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa.
NHNo&PTNT huyện Chợ Mới chủ yếu cho vay hộ nông dân vì người dân nơi đây phần lớn là sản xuất nông nghiệp nên ngân hàng đầu tư cho đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao và chỉ một phần nhỏ khác cho vay kinh doanh dịch vụ.
Đối với ngành Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT huyện Chợ Mới nói
riêng, vấn đề quan trọng không chỉ là vấn đề việc huy động, mà bên cạnh đó còn có cả việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Đây chính
là mấu chốt để mọi ngân hàng tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập như
ngày nay. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trong một
thời gian nhất định. Sự tăng lên của doanh số cho vay cho thấy sự tăng trưởng
quy mô của công tác tín dụng. Nếu phân loại tín dụng theo thời hạn cho vay thì có 3 hình thức chính như: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ngân hàng hoạt động
cũng dựa trên sự phân loại này, tùy vào hoạt động kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng hoặc khách hàng vay có thể vay với hình thức nào. Để thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển thì ngân hàng đã tăng cường đầu tư
chi phí sản xuất nông nghiệp vì thế mà doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm. Bảng tổng hợp doanh số cho vay theo thời hạn sẽ phản ánh được tình hình cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp từ 2006 – 2008.
BẢNG 4.1. TÌNH HÌNH CHO VAY NÔNG HỘ THEO THỜI GIAN Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2006/2007 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 252.163 312.837 351.431 60.67 4 24,06 38.59 4 12,34 +Ngắn hạn 215.699 284.731 327.418 69.03 2 32 42.68 7 14,99 +Trung và dài hạn 36.464 28.106 24.013 - 8.358 -22,9 - 4.093 - 14,56
Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới
Là ngân hàng nông nghiệp nên khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ
nông dân, doanh số cho vay hộ nông dân là nguồn vốn cho vay có tỷ trọng lớn
nhất trong tổng doanh số cho vay. Từ bảng thống kê trên thấy rằng tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển. Thực tế cho thấy doanh số cho vay qua các năm đều tăng, nếu năm 2006 doanh số cho vay là 252.163 triệuđồng
thì sang năm 2007 tăng thêm 60.674 triệu đồng chiếm tỷ lệ 24,06%. Doanh số cho vay tăng là do đa phần nhu cầu sử dụng vốn của đối tượng này tăng như nhu
cầu về vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay nhu cầu đầu tư mới,
do nền nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh và bền vững, nông dân ngày càng thấy rõ vai trò của ngân hàng trong công tác hỗ trợ vốn cho sản xuất
của hộ nói riêng và của cả huyện nói chung. Người dân đã dần dần loại bỏ quan điểm “ ngại” đến ngân hàng mà chấp nhận vay vốn ở những khu vực tín dụng
không chính thức để chịu mức lãi suất cao hơn rất nhiều.
Đến năm 2008 lạm phát tăng cao đẩy mặt bằng lãi suất (huy động và cho
vay) đều cao, và với hàng loạt các biện pháp được ngân hàng nhà nước sử dụng
nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, với việc quy định khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% nên doanh số cho vay năm 2008 tuy có tăng hơn
so năm 2007 nhưng doanh số tăng thêm có sự giảm sút hơn so với năm 2007 chỉ đạt 38.594 triệu đồng.
Tuy nhiên trong kinh doanh luôn xác định nông nghiệp – nông thôn là mặt
trận chủ yếu và với số lượng khách hàng truyền thống. Trong ba năm qua
NHNo&PTNT huyện Chợ Mới luôn là ngân hàng giữ vị trí chủ đạo về doanh số cho vay đối với hộ nông dân. Ta có thể nhận xét rằng trong tổng doanh số cho
vay hộ nông dân phân theo thời hạn thì cho vay hộ nông dân thời hạn ngắn hạn
chiếm đa số và độ lớn của khoản tín dụng này liên tục tăng qua ba năm. Nguồn
vốn cho vay ngắn hạn lớn và tăng qua các năm cho thấy hiệu quả của cho vay hộ
nông dân sản xuất ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả toàn bộ doanh số
cho vay. Vì hộ nông dân vay vốn chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và ngư
nghiệp, mà bản chất của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
tự nhiên nên bà con nông dân sản xuất theo mùa vụ là chủ yếu. Vì lẽ đó nhu cầu
sử dụng vốn vay của hộ nông dân chỉ trong từng khoảng thời gian xác định. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu này ngân hàng đã phải luân chuyển linh hoạt nguồn vốn
cho vay.
Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay vốn
trung – dài hạn.Ngược lại với cho vay theo thời hạn ngắn, cho vay theo thời hạn
trung – dài hạn chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay và chỉ tiêu này
qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay năm sau đều giảm hơn so với năm trước.
Loại thời hạn vay này không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, với thời hạn
vay này hộ nông dân chủ yếu vay để đầu tư cho các loại máy bơm nước, máy
xới, công tác cải tạo vườn cây, chăn nuôi gia súc hoặc những phương án sản xuất
mang tính dài hạn khác. Khi vay trung hạn nông dân phải chịu những rủi ro khi
lãi suất thay đổi. Với giá trị tương đối cao nên thời hạn vay trung và dài hạn là thích hợp cho hộ nông dân có thể thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn. Doanh số cho
vay trung và dài hạn ở năm 2007 giảm tương đối nhiều hơn so với năm 2008,
chiếm tỷ lệ 22,9%. Cuối năm 2007 và bước sang năm 2008, với tỷ lệ lạm phát
cao, các ngân hàng cạnh tranh với nhau gay gắt trong việc huy động vốn, và để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của mình ngân hàng chủ yếu huy động vốn với
trong kinh doanh của chính ngân hàng. Bên cạnh đó doanh số cho vay trung – dài hạn năm 2007 và 2008 giảm do thiếu nguồn và do thực hiện chỉ tiêu mà ngân
Ngắn hạn, 85.54 Ngắn hạn, 91.02 Ngắn hạn, 93.17 Trung va dai hạn, 14.46 Trung va dai hạn, 8.98 Trung va dai hạn, 6.83 2006 2007 2008 N ă m % c
HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CHO VAY THEO THỜI HẠN
Theo cơ cấu cho vay theo thời hạn thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong
tổng cơ cấu cho vay: 85,54 % vào năm 2006 và 91,02% vào năm 2007, sang năm
2008 chiếm 93,17% đã cho thấy vay ngắn hạn có vị trí quan trọng. Hộ nông dân
chủ yếu vay để phục vụ sản xuất mùa vụ nông nghiệp và trả nợ vay sau khi thu
hoạch mà hầu như không đầu tư cho sản xuất bằng nguồn vốn vay nên vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và tỷ lệ này hầu như không tăng lên thậm chí còn giảm. Nguyên nhân chính là hộ nông dân không có tài sản đảm bảo cho những
món vay lớn để đầu tư sản xuất mà việc đầu tư là do sự tích lũy tài sản của cá
nhân hoặc tìm đến những nguồn tín dụng phi chính thức nếu hộ sản xuất thấy phương án kinh doanh khả thi và đạt mục tiêu trong tương lai.
Tóm lại, qua ba năm khả năng tăng trưởng trong hoạt động cho vay hộ nông
dân của ngân hàng tương đối tốt. Nguồn vốn của ngân hàng phần lớn cung cấp
cho các hộ sản xuất ngắn hạn, chủ yếu là khách hàng truyền thống vay vốn nhằm
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, … Ngoài ra ngân hàng cũng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay sang đối tượng khác nhằm mở
rộng thị trường tín dụng, phân tán rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ duy trì và mở rộng quy mô sản xuất kinh
BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH DƯ NỢ TRONG CHO VAY NÔNG HỘ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2006/2007 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Dư nợ* 153.278 210.538 242.547 57.26 0 37,36 32.009 15,2 0 +Ngắn hạn 126.366 178.459 212.570 52.09 3 41,22 34.111 19,1 1 +Trung và dài hạn 26.912 32.079 29.977 5.167 19,19 -2.102 -7,01
Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới
Ghi chú: Dư nợ* là dư nợ cho vay nông hộ
BẢNG 4.3. CÁC TỶ SỐ VỀ DƯ NỢ TRONG CHO VAY NÔNG HỘ Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Dư nợ ngắn hạn/dư nợ* 82,44% 84,76% 87,64%
Dư nợ trung và dài hạn /dư
nợ* 17,56% 15,24% 12,36%
Tổng dư nợ 242.995 328.887 337.440
Dư nợ*/tổng dư nợ 63,08% 64,01% 71,88%
Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới
Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay hộ nông dân đều tăng qua các năm nên dư nợ cho vay hộ nông dân cũng tăng. Dư nợ cho vay hộ nông dân
trong ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối cao, qua bảng 4.2 ta thấy dư nợ của hộ nông dân tăng qua từng năm. Cả hai yếu tố doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhưng doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ, đây là nguyên nhân
làm cho dư nợ tăng nhanh. Giống như doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số
thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ hộ nông
dân. Tỷ trọng dư nợ hộ nông dân ngắn hạn trên tổng dư nợ hộ nông dân qua ba năm lần lượt là 82,44%, 84,76% và 87,64%. Sự tăng lên của những con số này cho thấy trong ba năm qua khả năng thu hồi vốn cho vay hộ nông dân trong ngắn
hạn đạt hiệu quả, cho nên ngân hàng càng tập trung và mở rộng đầu tư vào cơ
cấu tín dụng này. Đây vốn là thế mạnh của ngân hàng và là thế mạnh của vùng. Mặt khác đầu tư vào đây còn thực hiện đúng chủ trương của tỉnh là góp phần
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi sang trang sử mới.
Nếu xem xét tỷ lệ dư nợ */tổng dư nợ, ta thấy tỷ lệ này qua các năm đều tăng. Nếu năm 2006 chiếm 63,08% thì đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đạt 64,01%, tính đến cuối năm 2008 tỷ lệ này vượt trên 70%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những chính sách huy động vốn thích hợp nên nguồn vốn huy động được liên tục tăng để phục vụ cấp tín dụng cho khách hàng truyền thống và là khách hàng mục tiêu của ngân hàng mình.
BẢNG 4.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY NÔNG HỘ Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2006 2007 2008
Doanh số cho vay triệu đồng 252.163 312.837 351.431 Doanh số thu nợ triệu đồng 228.810 255.577 319.422
Dư nợ triệu đồng 153.278 210.538 242.547
Dư nợ bình quân triệu đồng 141.601,5 181.908 226.542,5 Doanh số thu nợ/Dư
nợ bình quân vòng 1,6 1,4 1,4
Doanh số thu
nợ/Doanh số cho vay % 90,74 81,69 90,89
Sau những nỗ lực hoạt động kinh doanh tiền tệ thì ngân hàng vẫn mong
muốn duy nhất là hiệu quả tín dụng đạt được ngày càng khả quan hơn. Nghiệp vụ
tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT huyện
Chợ Mới. Để thấy rõ hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong ba năm qua, các chỉ
số được phân tích dưới đây sẽ phản ánh được điều đó.
Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của nông hộ đo lường tốc độ luân chuyển nguồn vốn cho vay, qua đó cho thấy được thời gian thu
hồi nợ là nhanh hay chậm. Nhìn chung chỉ tiêu này năm 2006 là 1,6 vòng nhưng sang năm 2007 và 2008 có giảm hơn đôi chút đạt 1,4 vòng. Với tỷ lệ này đã phản ánh được số vốn mà ngân hàng đầu tư cho vay nông hộ quay vòng tương đối
nhanh, luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả, riêng năm 2007, 2008 do nền kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng, giá cả các loại mặt hàng tăng nhanh đặc biệt là giá vật tư nông nghiệp có thời gian tăng cao đột biến dẫn đến thu nhập của hộ nông
dân giảm làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ hay doanh số thu nợ của ngân
hàng.
Hệ số thu nợ: của việc cho vay hộ nông dân phản ánh hiệu quả tín dụng
trong việc thu nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy trong một đồng vốn cho
vay thì ta thu được bao nhiêu đồng nợ. Hệ số thu nợ qua ba năm qua lần lượt là 90,75 %, 81,69% và 90,89%, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng hộ nông
dân của ngân hàng là tốt bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng luôn
quan tâm đến chất lượng tín dụng. Tình hình thu nợ vay ở hai năm 2006 và năm
2008 tốt, riêng năm 2007 có đôi chút giảm sút hơn nhưng nhìn chung hầu như được cải thiện qua mỗi năm, một phần là do ngân hàng tập trung toàn lực để xử
lý thu nợ các khoản nợ nhằm tái tạo nguồn vốn đầu tư mới, một phần là do sự nỗ
lực của cán bộ tín dụng trong việc vận động, đôn đốc thu nợ.
4.2. NHU CẦU VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ MỚI
4.2.1. Những vấn đề khi vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu vốn vay phục vụ cho sản xuất nông
canh tác trên 55.000 m2 đất sản xuất nông nghiệp đều có nhu cầu vốn để có thể
mở rộng quy mô, cải thiện phương thức sản xuất cũ, lỗi thời. Nhu cầu vốn vay lớn nhưng nông hộ có thể vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức hay không
lại là một vấn đề khác. Việc không thể đến vay tại các tổ chức tín dụng để xin
vay vốn có thể do hộ nông dân không có tài sản thế chấp, do tâm lý ngại đến
ngân hàng vay vốn của hộ nông dân. Bên cạnh những yếu tố đó thì những khó khăn từ phía ngân hàng cũng làm cho việc tìm kiếm nguồn vốn phục vụ sản xuất
của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, từ phía ngân hàng cần có những thay đổi cho phù hợp với thời đại. Hiện tại, ngân hàng Công Thương, ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Mỹ Xuyên chi nhánh huyện Chợ Mới là những đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của NHNo&PTNT. Do đó, NHNo&PTNT Chợ
Mới cần biết những thông tin về khách hàng khi họ đến vay tại ngân hàng để kịp
thời có những thay đổi cho phù hợp.
Theo số liệu nghiên cứu từ 30 hộ nông dân là khách hàng đã từng vay vốn
phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình thì nông dân thường có xu hướng đến