Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về nhu cầu vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp Chợ Mới (Trang 66 - 68)

ngân hàng, tạo dựng được niềm tin của khách hàng, vừa quảng bá thương hiệu

của chính ngân hàng, lại vừa có thể phổ biến những chính sách, quy định mới của ngân hàng đến hộ nông dân một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Lập hồ sơ theo dõi những khách hàng có uy tín, đáng tin cậy, có chính

sách khuyến mãi tặng quà đối với những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng như thường xuyên gửi thư thăm hỏi

khách hàng trong những dịp lễ, tết,…..

+ Giao lưu với khách hàng thông qua các chương trình tài trợ mang tính

chất xã hội nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng đến người dân.

5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DỤNG

Ngoài các biện pháp được nêu trên, bản thân ngân hàng cần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời tăng nguồn

vốn phục vụ cấp tín dụng cho khách hàng.

Công tác cho vay có thể nói đang trên đà tăng trưởng, bên cạnh công tác thúc đẩy quá trình cho vay cần quan tâm nhiều đến công tác thu hồi nợ và xử lý

nợ quá hạn. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy

quá trình cho vay và công tác thu hồi nợ dễ dàng:

+ Mở thêm một số chi nhánh ngân hàng trực thuộc nhằm tăng hiệu quả công

tác quản lý doanh số cho vay và khả năng thu hồi nợ. Cần đi sâu vào thực tế để

dễ dàng hiểu rõ và quản lý các khoản vay hiệu quả hơn.

+ Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách

dụng vốn vay sai mục đích, thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất của khách hàng để ngân hàng nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để

có biện pháp tư vấn, hỗ trợ kịp thời giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông

qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không

an toàn vốn vay, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.

+ Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân

hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng

trong việc phân loại khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối

với ngân hàng, tích cực thông báo đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án

kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho

gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho

khách hàng để họ khôi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu

hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về nhu cầu vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp Chợ Mới (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)