2.1.3.1 Phương pháp thống kê trong kinh doanh và kinh tế
- Một cách tổng quát, thống kê được định nghĩa như là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
- Thống kê thường được chia làm 2 lĩnh vực:
+ Thống kê mô tả có thể được định nghĩa như là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
+ Thống kê suy luận (thống kê suy diễn) là nghiên cứu các phương pháp qui nạp dựa trên thông tin thu thập qua quan sát mẫu đại diện và suy luận cho tổng thể cần nghiên cứu. Thống kê suy luận còn dựa trên căn bản lý thuyết xác suất và đặc tính của sai số chọn mẫu.
2.1.3.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh.
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.
Tăng (+) Giảm (-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối Phương pháp so sánh bằng số tương đối số tương đối là môt chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%)… phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay ngành của một địa phương, một quốc gia. Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta có 5 loại số tương đối như sau:
+ Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (yo) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh).
+ Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp hay của ngành.
+ Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể, chẳng hạn như có bao nhiêu phần trăm doanh thu từ khách du lịch quốc tế trong tổng doanh thu của ngành du lịch Hậu Giang.
+ Số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhay nhưng có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị tính của từ số và mẫu số trong công thức tính.
+ Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau.
2.1.3.3. Phương pháp willingness to pay
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là đánh giá mức độ thỏa mãn của khách du lịch khi đi đến một điểm hay một tour du lịch nào đó.
Theo phương pháp này thì sự thỏa mãn của du khách có thể được đo lường bằng một giá trị cụ thể thông qua hai công thức sau:
Trong đó:
Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với tour du lịch ở Hậu Giang hay độ ưa thích đối với các điểm du lịch và các hoạt động trong tour ở Hậu Giang…) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho chuyến du lịch và các khoảng chi tiêu trong suốt chuyến hành trình tại Hậu Giang).
Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willing to Pay- WTP) với mức thực chi của khách. Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách.
2.1.3.4. Phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis)
Ý nghĩa: phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau do đó chúng thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt biến phụ thuộc và biến độc lập. Hơn nữa, phân tích nhân tố thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến và mối quan hệ phụ thuộc này được xác định thể hiện qua mô hình nhân tố.
Mô hình phân tích nhân tố : Xi = ai1F1 + ai2F2 + … + aimFm Trong đó :
Mức độ thỏa mãn của khách hàng
(B)
= Giá trị khách
hàng thu được - Thực chi
Mức độ thỏa mãn
Xi : biến được chuẩn hóa thứ i F : nhân tố chung
m : số nhân tố chung
Aij : hệ số hồi qui bội của biến được chuẩn hóa i trên nhân tố chung j Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai. Các nhân tố có thể được ước điểm nhân tố. Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai...
- Cột A: cột này sẽ bằng cột tần số A nhân với số điểm tương ứng theo thứ hạng. Tương tự như vậy cho đối tượng B và các đối tượng khác nếu được nghiên cứu (trong này gọi m, n, p là tần số)
- Bước cuối cùng ta tính tổng điểm của từng đối tượng, sau đó so sánh điểm đó giữa các đối tượng (có thể so sánh bằng tỷ lệ của từng đối tượng trong tổng các đối tượng nghiên cứu).
2.1.3.5. Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)
Đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện. Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này.
Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xế dữ liệu theo một trật tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes):
Số tổ (m) = [(2) x số quan sát (n)]0,3333
Chú ý: Số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
- Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (K) (Classes of interval)
m K = Xmax-Xmin Trong đó:
Xmax: Lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
- Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (Classes boundaries)
- Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (Frequency): đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
Ä Tiến trình thực hiện trong SPSS: Nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK, ta có kết quả.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do có vị trí thuận lợi sát với Cần Thơ nên Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao thông với các tỉnh lân cận còn lại trong khu vực thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch trong thời gian sắp tới. Vì thế, để đánh giá nhu cầu khách du lịch đến với du lịch Hậu Giang em chọn các tỉnh tiếp giáp với Hậu Giang làm các điểm đại diện để khảo sát. Tuy Bạc Liêu và Sóc Trăng có vị trí liền kề Hậu Giang nhưng theo số liệu thống kê thì lượng khách đến du lịch ở hai tỉnh này rất khiêm tốn. Việc tiếp cận đối tượng phỏng vấn sẽ vô cùng khó khăn nên em chọn Tiền Giang và An Giang là hai tỉnh láng giềng có tình hình hoạt động du lịch sung túc hơn để thay thế. Vì những lý do trên đề tài tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách du lịch đến các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang để phỏng vấn. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu lấy ý kiến trực tiếp khách đến Hậu Giang, những người đang tiêu dùng sản phẩm du lịch nơi đây để phân tích rõ thực trạng phát triển du lịch tỉnh nhà.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp:
Để đạt được mục tiêu đề ra luận văn sử dụng khá nhiều số liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
- Dựa vào các nghiên cứu sẵn có của sở, ban ngành liên quan như tài liệu thống kê của sở du lịch tỉnh Hậu Giang, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
- Thu thập thông tin từ các bài viết trên báo, tạp chí du lịch và các thông tin về du lịch Hậu Giang trên Internet.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp:
Vì khách du lịch gồm nhiều đối tượng có đặc điểm khác nhau về độ tuổi, nơi cư trú ,nghề nghiệp, thu nhập và rất nhiều yếu tố khác tạo nên những nhu cầu du lịch khác nhau. Để nắm bắt được nhu cầu và xu hướng đi du lịch cần phỏng vấn trực tiếp khách du lịch, những người sẽ tiêu dùng sản phẩm du lịch Hậu Giang trong tương lai.
ü Đối tượng phỏng vấn
Vì đề tài hướng đến việc xác định nhu cầu khách du lịch đến Hậu Giang nên tổng thể của đề tài được xác định là tất cả khách du lịch đến các tỉnh lân cận của Hậu Giang. Cụ thể là khách đến tham quan ở các điểm du lịch ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang. Tại sao lại chọn các điểm du lịch này để thực hiện nghiên cứu? Nguyên nhân chính là do các điểm du lịch ở các tỉnh vừa nêu có vị trí không xa so với các điểm du lịch ở Hậu Giang. Vì thế khả năng tiếp cận điểm đến dễ dàng hơn cả về vị trí lẫn thời gian thực hiện hoạt động du lịch. Thật vậy, khả năng tiếp cận điểm đến là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách. Như đã đề cập ở phần phương pháp chọn vùng nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn của đề tài còn có những du khách đang tiêu dùng sản phẩm du lịch ở Hậu Giang để xác định những nhận xét và đánh giá của khách về du lịch Hậu Giang làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch của tỉnh.
ü Phương pháp chọn mẫu
Để đảm bảo tính ngẫu nhiên, đại diện và độ tin cậy cao, các mẫu điều tra được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified Sampling). Phương pháp này lấy mẫu bằng cách phân các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm, tầng theo các đặc tính, sau đó lấy mẫu theo tầng, nhóm. Bởi vì trong du lịch thường có sự chia rõ ràng các nhóm đối tượng khách khác nhau, mỗi nhóm đối tượng khách sẽ có những nhu cầu cũng như xu hướng đi du lịch khác nhau, việc phân nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc chọn mẫu dễ dàng hơn, đại diện hơn, tăng tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp chọn mẫu trên ta tiến hành phân tổng thể ra làm 5 nhóm theo địa bàn như sau:
Nhóm 1: Khách du lịch đến Tiền Giang Nhóm 2: Khách du lịch đến Vĩnh Long Nhóm 3: Khách du lịch đến Cần Thơ Nhóm 4: Khách du lịch đến An Giang Nhóm 5: Khách du lịch đến Kiên Giang ü Xác định cỡ mẫu
Đề tài thuộc dạng nghiên cứu mô tả nên, cở mẫu tối thiểu có thể chấp nhận là 10% tổng thể nên tổng số mẫu cần phỏng vấn phải là 62000 * 10% = 6200 mẫu. Tuy nhiên do thời gian và năng lực còn hạn chế nên em tiến hành phỏng vấn khách nội địa đến du lịch các tỉnh lân cận với cỡ mẫu được xác định là 100 mẫu. Còn phần khách du lịch đến Hậu Giang để phân tích thực trạng em thực hiện phỏng vấn khách tại các điểm du lịch ở Hậu Giang với số mẫu là 60.
ü Xác định cơ cấu mẫu
Lẽ ra cơ cấu mẫu được xác định dựa trên số lượt khách nội địa bình quân từng tỉnh đến Hậu Giang qua các năm 2005, 2006 và năm 2007. Nhưng vì các tỉnh này đều có cùng điều kiện thuận lợi là có vị trí gần Hậu Giang, và có mong muốn đi du lịch Hậu Giang khi có cơ hội nên em tiến hành phỏng vấn khách du lịch đến 5 tỉnh tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang với số mẫu bằng nhau là 20 mẫu (tương ứng 20% tổng thể) để xác định nhu cầu của khách.
Riêng đối với 60 mẫu ở Hậu Giang em phỏng vấn khách đến tham quan ở 3 điểm là di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu và khu vui chơi sinh thái Tây Đô làm các điểm đại diện phỏng vấn để tránh trường hợp phỏng vấn quá nhiều khách ở cùng một điểm du lịch sẽ làm giảm tính chính xác cho kết quả nghiên cứu, cũng với số mẫu bằng nhau là 20 mẫu. Vì khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là tham quan di tích lịch sử và các khu du lịch sinh thái. Ở Hậu Giang căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu và khu vui chơi sinh thái Tây Đô là một trong những điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng số liệu thứ cấp đã thu thập được, đánh giá thông qua phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối. Ngoài ra, để thực hiện được mục tiêu này đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp đã thu thập và đánh giá thông qua phương pháp thống kê trong kinh tế và phương pháp Willingness To Pay (WTP).
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp tần số để xác định rõ nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách.
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích ở các mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HẬU GIANG 3.1.1 Vài nét chung về tỉnh Hậu Giang
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
Nếu như ĐBSCL được xem là vùng đất “chín rồng” thì Hậu Giang được ví như một con “rồng con” vì là tỉnh mới chia tách từ Cần Thơ năm 2004. Thời điểm đó từ cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi đến bệnh viện, chợ… được trang bị khá thô sơ, được để lại từ thị xã Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ (củ). Nhận thấy những hạn chế, yếu kém của mình so với các tỉnh lân cận, Hậu Giang không ngừng phấn đấu. Đến nay tỉnh đã nổ lực vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, và trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Thêm vào đó, đời sống của người dân nơi đây dần dần được cải thiện.
3.1.1.2 Vị trí địa lý
Hậu Giang thật may mắn có vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm ĐBSCL. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về