Cơ sở từ phía cầu dul ịch

Một phần của tài liệu đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf (Trang 99 - 145)

Qua phỏng vấn 100 khách du lịch nội địa đến du lịch các tỉnh lận cận Hậu Giang, hay nói khác hơn đây là những khách hàng tiềm năng của Hậu Giang trong tương lai, đề tài thu thập được một số ý kiến đóng góp của du khách để phát triển du lịch Hậu Giang, số liệu được thống kê như sau:

Bảng 5.3: Ý kiến đóng góp của khách để phát triển du lịch Hậu Giang Đvt: phần trăm (%) Ý kiến đóng góp của du khách Số mẫu Tỷ lệ (%)

Xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí 15 13,2 Mở rộng nhiều vườn cây ăn trái phục vụ khách 14 12,3 Tăng cường quảng bá để khách dễ dàng tiếp cận thông

tin về du lịch Hậu Giang. 9 7,9

Trồng nhiều cây xanh hơn ở các khu du lịch sinh thái 8 7,0 Bảo vệ môi trường chung sạch sẽ thoáng mát 8 7,0 Xây dựng đường xá tạo điều kiện giao thông thuận tiện 8 7,0 Cung cấp nhiều món ăn là đặc sản địa phương 8 7,0 Tôn tạo và đưa chợ nổi vào phục vụ tham quan 7 6,1 Tái hiện lại các di tích lịch sử xưa 7 6,2 Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngủ hướng dẫn

viên và nhân viên phục vụ 7 6,1

Xây dựng và nâng cao chât lượng của khách sạn, nhà

nghỉ đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi của khách 6 5,3 Duy trì các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch 5 4,4 Đảm bảo an toàn (thực phẩm và tính mạng) cho du

khách khi du lịch 5 4,4

Cho khách tham gia vào các hoạt động của người dân

địa phương 4 3,5

Cộng đồng địa phương di trì lối sồng bình dị, trung thực

và mến khách. 3 2,6

Tổng cộng 114 100,0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ý kiến của khách về xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí là nhiều nhất có đến 15 du khách đề suất, chiếm tỷ lệ 13,2%. Kế đến là ý kiến đóng góp của khách về mở rộng nhiều vườn cây ăn trái phục vụ du lịch, ý kiến này chiếm tỷ trọng 12,3 % và nhóm khách được phỏng vấn cũng đưa ra đề nghị là Hậu Giang nên tăng cường công tác quảng bá, làm sao để khách dễ dàng tiếp cận sản phẩm du lịch hơn. Ý kiến này nhận được đề suất của 9 đáp viên, chiếm tỷ trọng 7,9 %. Thế còn ý kiến về “trồng nhiều cây xanh trong vườn sinh thái”, “ bảo vệ môi trường”, “xây dựng đường xá tạo điều kiện giao thông thuận tiện”, và ý kiến về “cung cấp nhiều món ăn địa phương” nhận được cùng nhận được sự đóng góp ý kiến của 8 du khách, chiếm cùng tỷ lệ là 7 %. Ngoài ra, còn một nhóm khách nữa bày tỏ ý kiến của mình là Hậu Giang nên “tôn tạo và đưa chợ nổi vào phục vụ tham quan”, “tái hiện lại các di tích lịch sử xưa”, và “đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngủ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ” được sự quan tâm của 7 du khách, chiếm tỷ lệ 6,1 %. Tiếp theo là ý kiến của khách nên “xây dựng và nâng cao chất lượng của khách sạn, nhà nghỉ” nhận được 6 ý kiến đóng góp, chiếm tỷ lệ khoảng 5,3 %. Cuối cùng là đề suất của khách về “duy trì làng nghề truyền thống”, “đảm bảo tính an toàn” cho du khách khi thực hiện chuyến du lịch, “tổ chức cho khách tham gia vào hoạt động của người dân đại phương” và “cộng đồng địa phương duy trì lối sống bình dị, trung thực, mến khách cũng nhận được sự đóng góp ý kiến của khoảng 3 đến 5 du khách.

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HẬU GIANG

5.2.1. Những tồn tại của du lịch Hậu Giang

Qua phân tích ta thấy, khách đến Hậu Giang chi tiêu không nhiều và thời gian lưu trú tại Hậu Giang của khách là rất ít, đa phần khách chỉ đi về trong ngày. Ngoài ra, lượng khách đến Hậu Giang liên tục giảm sút qua các năm. Phải chăng ngành du lịch Hậu Giang đang đối mặt những vướn mắc chưa tháo gỡ được? Thật vậy, nguyên nhân sâu sa của những tồn tại trên là do các dịch vụ du lịch ở Hậu Giang chưa thỏa mãn được nhu cầu du khách. Thông qua việc phân tích

“đánh giá du lịch Hậu Giang thông qua khách du lịch” ở phần phân tích thực trạng, có thể tóm lược một số nguyên nhân sau:

Ø Về dịch vụ ăn uống

Mặc dù đa phần khách đều hài lòng về món ăn được phục vụ khi đi du lịch Hậu Giang, nhưng số lượng khách đánh giá rất hài lòng chiếm một tỷ lệ rất ít, chứng tỏ việc phục vụ ăn uống của các nhà hàng và cơ sở phục vụ ăn uống chưa thật sự làm hài lòng khách. Lý do là vì thực đơn tại các nhà hàng, quán ăn chưa đa dạng. Hậu Giang chưa cung cấp nhiều món ăn đặc sản của vùng. Ngoài ra, các món ăn chưa chú ý nhiều đến cách bày trí, trang hoàng sao cho đẹp mắt. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa được chú trọng nhiều.

Ø Về dịch vụ lưu trú

Qua kết quả phân tích ở những chương trước, ta thấy khách chưa hài lòng lắm với cơ sở lưu trú ở Hậu Giang. Bằng chứng là các cơ sở chỉ thỏa mãn được khách mức độ trung bình theo ý kiến của khách. Do chất lượng các cơ sở lưu trú chưa được đảm bảo. Một số nhà nghỉ thì quá “lụp xụp”, riêng các khách sạn trên địa bàn tỉnh chất lượng quá kém, thiếu nhiều các dịch vụ phục vụ khách như giặt ủi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Đặc biệt, thiếu các phương tiện phục vụ giải trí như truyền hình cáp, dịch vụ karaoke và Internet. Điều kiện vệ sinh chưa được đảm bảo. Còn về các nhà nghỉ trong các khu du lịch sinh thái nhận được khá nhiều sự phàn nàn của khách rằng “các nhà nghỉ ở đây không có máy lạnh, xung quanh thì không trồng nhiều cây xanh, trời nóng thật oi bức”. Do đó, gây nên cho khách cảm giác không thoải mái khi đi du lịch, và cũng là một trong những điểm yếu của Hậu Giang cần được khắc phục.

Ø Về sự hấp dẫn của điểm du lịch

Các điểm du lịch sinh thái ở Hậu Giang cũng như các tỉnh khác ở ĐBSCL đều mắc phải một vần đề chung là sản phẩm du lịch quá đơn điệu và trùng lắp không tạo được sự khác biệt so với các tỉnh khác. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao du lịch Hậu Giang không tận dụng thế mạnh của mình để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách?

Ø Về các hoạt động vui chơi, giải trí

Chúng ta có thể nhìn nhận một điều rằng các hoạt động vui chơi, giải trí ở Hậu Giang thật sự chưa phát triển nhiều. Một số khu du lịch và khu vui chơi sinh thái ở Hậu Giang có phục vụ một số hoạt động vui chơi, giải trí giúp khách thư giãn nhưng quy mô quá nhỏ, đa số các khu vui chơi ở Hậu Giang đều trùng lắp cả về loại hình.

Ø Về dịch vụ mua sắm

Vấn đề quà lưu niệm ở Hậu Giang vừa thiếu lại vừa yếu. Ở một số khu du lịch gần như không có cơ sở bán quà lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Còn riêng những địa điểm có bán quà lưu niệm cho khách thì sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu chỉ là những sản phẩm lưu niệm ở các tỉnh khác, chưa có sản phẩm lưu niệm nào đặc trưng của Hậu Giang. Cũng như chưa có sản phẩm nào gây được ấn tượng để kích thích nhu cầu mua sắm của khách. Đây cũng là phương tiện tốt nhất để khách giới thiệu và quảng bá du lịch Hậu Giang đến bạn bè và người thân.

Ø Về nhân viên phục vụ

Nhân viên ở Hậu Giang chưa được đào tạo đúng mức, số nhân viên lao động trực tiếp trong ngành không nhiều. Mặc dù một số khách đánh giá khá hài lòng về nhân viên phục vụ ở đây do nhân viên nhiệt tình và thân thiện. Thế nhưng rõ ràng tỷ lệ khách đánh giá rất hài lòng về nhân viên phục vụ là không cao chứng tỏ nhóm khách này chưa thật sự hài lòng về nhân viên phục vụ ở đây. Nguyên nhân là do nhân viên chưa qua đào tạo chuyên về phục vụ, hoặc có thì số lượng nhân viên được đào tạo là rất ít, dẫn đến tình trạng nhân viên phục vụ có trình độ nghiệp vụ kém, tinh thần trách nhiệm cũng chưa cao, thiếu kỹ năng giao tiếp. Nên không nhận được sự hài lòng tuyệt đối ở khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ø Về môi trường tự nhiên

Mặc dù khách đánh giá về môi trường tự nhiên ở Hậu Giang với mức độ khá cao nhưng cũng không loại trừ một số trường hợp một số khu du lịch do huy hoạch không đúng cách, không hợp lý đã vô tình hủy hoại môi trường tự nhiên vốn đang trong lành, mát mẻ. Bằng chứng là một số khu du lịch ở Hậu Giang như khu vui chơi sinh thái Tây Đô theo đóng góp của nhóm khách đang tham

quan khu du lịch này, họ đánh giá rất không hài lòng về môi trường tự nhiên ở khu du lịch Tây Đô. Bởi vì trong khu du lịch được xây khá nhiều chuồng nuôi thú phục vụ khách tham quan nhưng không chú ý đến công tác vệ sinh đã làm môi trường tự nhiên ở khu du lịch không còn mát mẻ trong lành như trước kia. Do đó, các khu du lịch phải chú ý kỷ vấn đề này để tránh phá hủy môi trường xanh, sạch vốn có của Hậu Giang.

Ngoài những nguyên nhân vừa được đưa ra Hậu Giang còn vướn phải những khó khăn đó là:

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế về đường xá chưa thông thoáng chưa tạo điều kiện để khách du lịch dễ dàng tiếp cận điểm đến. Nhất là vào mùa mưa thì đường đến các khu du lịch rất bất tiện. Do có nhiều đoạn đường đã xuống cấp trầm trọng nhưng chưa được đầu tư xây dựng lại.

- Công tác quảng bá du lịch còn yếu kém. Chưa đem thông tin về du lịch Hậu Giang trực tiếp quảng bá đến khách hàng. Ngoài hình thức phát hành brochure do trung tâm xúc tiến thương mại du lịch Hậu Giang cung cấp khi khách có yêu cầu thì du lịch Hậu Giang chưa có hình thức nào để quảng bá thông tin du lịch đến trực tiếp với khách hàng.

Từ những thực trạng đã phân tích, kết hợp những nhận xét đánh giá của khách về du lịch Hậu Giang, những mong muốn của khách khi đi du lịch Hậu Giang, cộng với các cơ sở vừa được đề cập ở trên, sau đây là một số giải pháp cụ thể để thu hút khách đến với du lịch Hậu Giang.

5.2.2.Một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Hậu Giang

Ø Về dịch vụ ăn uống

Cần xây dựng hệ thống nhà hàng có chất lượng cao hơn để phục vụ du khách. Các cơ sở kinh doanh ăn uống, các nhà hàng nằm trong và ngoài khách sạn cần nâng chất lượng phục vụ của mình, chú ý nhiều đến lợi ích lâu dài, đó là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cần phải có những nhà hàng phục vụ chuyên biệt về đặc sản của Hậu Giang, hay đặc sản của ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu muốn thưởng thức món ăn ngon khi đến một nơi nào đó của du khách. Ngoài ra thực đơn nên đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khách khác nhau. Hậu Giang có một lợi thế rất lớn trong việc phục vụ

ẩm thực đó chính là nguồn thuỷ sản nước ngọt khá dồi dào. Trong đó, có đặc sản là cá thát Lát Còm, duy nhất chỉ có ở Hậu Giang có thể đưa vào chế biến các món ăn phục vụ du khách. Cá Thát Lát Còm cũng có thể tận dụng bán cho du khách mang về làm quà như một sản vật địa phương.

Ø Về cơ sở lưu trú

Cần nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở lưu trú sẵn có. Ngoài ra, Hậu Giang nên đầu tư xây dựng nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn cao hơn để đáp ứng được nhu cầu những thị trường khách khó tính. Ở các nhà nghỉ trong vườn sinh thái nên trồng nhiều cây xanh để tạo không khí mát mẻ cho du khách. Ở các khách sạn cần cung cấp thêm các dịch vụ giải trí, thư giãn như truyền hình cáp, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và cung cấp dịch vụ truy cập Internet nếu khách có nhu cầu. Đặc biệt, các cơ sở lưu trú nên chú ý nhiều đến công tác giữ gìn vệ sinh. Bằng cách đặt thêm nhiều thùng rác ở các khu vực như hành lang, cầu thang, gần khu vực hàng ghế ngồi nghỉ để khách có thể bỏ rác vào. Bên cạnh đó nên nhắc nhở, khuyến khích nhân viên phải có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh. Riêng về nhân viên dọn dẹp vệ sinh phải siêng năng và có tinh thần trách nhiệm cao trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Có như vậy mới có thể đảm bảo công tác vệ sinh thật tốt ở các cơ sở lưu trú này.

Ø Về sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch

Hậu Giang nên tạo sự khác biệt của mình so với tỉnh khác trong khu vực và tận dụng những tiềm năng du lịch sẵn có của mình. Nên xây dựng nhiều vườn trái cây trong các khu du lịch sinh thái và cho khách tham gia hoạt hái trái cây tại vườn. Mỗi vườn nên trồng một loại trái cây khác nhau để các vườn trái cây này có khả năng phục vụ khách vào bất kỳ mùa nào trong năm.

Ngoài ra để hấp dẫn được khách khi tham quan du lịch tại Hậu Giang, chúng ta cần tận dụng thế mạnh của mình là chợ nổi, nên tôn tạo và đưa chợ nổi vào phục vụ khách tham quan. Hậu Giang còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống có thể lập kế hoạch tái tạo và đưa vào phục vụ tham quan cho du khách. Bởi vì theo ý kiến nhận được từ phía khách thì nhu cầu tham quan chợ nổi, tham gia lễ hội và tham quan di tích lịch sử - văn hoá là rất cao.

Ø Về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành

Phối hợp với trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đại học Cần Thơ, trường nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu và các trường nghiệp vụ khác để đào tạo, bồi dưỡng lại lao động ngành. Hậu Giang cần có đội ngủ cán bộ quản lý kinh doanh tài giỏi cho các doanh nghiệp du lịch. Những cán bộ này đòi hỏi vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ và năng lực giỏi. Và cũng là người đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển ngành.

Nên lập kế hoạch tuyển dụng hướng dẫn viên từ các trường đại học để cải thiện tình trạng đội ngủ hướng dẫn viên vừa thiếu lại vừa yếu như hiện nay. Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho nhân viên phục vụ như nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, phục vụ bàn...

Ø Về môi trường tự nhiên

Hậu Giang nên trồng nhiều cây xanh, tăng cường bảo về môi trường tự nhiên. Bởi vì đặc trưng cho loại hình du lịch sinh thái là “hướng về tự nhiên”. Đặc biệt ở một số vườn thú ở các khu du lịch cần chú ý nhiều đến công tác vệ sinh chuồng trại, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh và tắm rữa sạch sẽ cho những con thú. Bởi du khách phản ánh hiện tượng mất vệ sinh từ các chuồng nuôi thú là nhiều nhất. Ngoài ra nên đặt nhiều thùng rác ở các khu du lịch và khu vui chơi sinh thái để tạo điều kiện cho khách bỏ rác vào thùng. Thêm vào đó, nên tăng thêm số lượng nhân viên vệ sinh, thường xuyên quét dọn để đảm bảo các khu du lịch này luôn trong tư thế sẵn sàng đón khách.

Ø Hoạt động vui chơi, giải trí

Toàn tỉnh hiện nay chưa đơn vị nào có các dịch vụ vui chơi giải trí với qui mô lớn để thu hút khách du lịch tham gia và lưu trú qua đêm, nhằm tăng nguồn

Một phần của tài liệu đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf (Trang 99 - 145)