Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf (Trang 36 - 37)

Nếu như ĐBSCL được xem là vùng đất “chín rồng” thì Hậu Giang được ví như một con “rồng con” vì là tỉnh mới chia tách từ Cần Thơ năm 2004. Thời điểm đó từ cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi đến bệnh viện, chợ… được trang bị khá thô sơ, được để lại từ thị xã Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ (củ). Nhận thấy những hạn chế, yếu kém của mình so với các tỉnh lân cận, Hậu Giang không ngừng phấn đấu. Đến nay tỉnh đã nổ lực vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, và trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Thêm vào đó, đời sống của người dân nơi đây dần dần được cải thiện.

3.1.1.2 Vị trí địa lý

Hậu Giang thật may mắn có vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm ĐBSCL. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về

phía Tây Nam. Các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A và thị xã Ngã Bảy. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long. - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Hơn nữa, Hậu Giang còn là một trong những vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Bên cạnh cây lúa và cây ăn trái các loại Hậu Giang còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú chủ yếu là các loại tôm, cá nước ngọt như Thát Lát Còm, cá Tra và hàng trăm loại cá khác. Đặc biệt, cá Thát Lát Còm là một đặc sản chỉ có duy nhất ở Hậu Giang. Thêm vào đó, vì là vùng đất sản xuất nông nghiệp nên Hậu Giang còn cung cấp rất nhiều sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao. Với những lợi thế vừa nêu sẽ là nguồn nguyên liệu phục vụ ẩm thực tốt nhất cho du lịch Hậu Giang tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)