Cơ sở vật chất kỷ thuật

Một phần của tài liệu đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf (Trang 45)

ü Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú là một trong những tiện nghi không thể thiếu để phục vụ và phát triển du lịch. Hậu Giang cũng vậy muốn du lịch phát triển thì phải mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau. Sau khi tách tỉnh số lượng cơ sở lưu trú ở Hậu Giang rất nghèo nàn. Trên địa bàn chỉ có 1 khách sạn và 2 nhà nghỉ trong khu du lịch với

tổng số 93 phòng và 170 giường. Với tình hình vừa nêu khách sạn và nhà nghỉ ở Hậu Giang vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng dẫn đến việc thu hút khách du lịch đến Hậu Giang rất hạn chế. Ý thức được những yếu điểm của mình ngành du lịch Hậu Giang đã tăng cường xây dựng cơ sở lưu trú phục vụ nhu cầu khách du lịch. Kết quả là đến năm 2007 đã có khoảng 22 cơ sở lưu trú với gần 324 phòng. Trong đó bao gồm 9 khách sạn và 13 nhà nghỉ. Tuy số lượng cơ sở lưu trú có tăng đáp ứng được một phần nhu cầu của khách nhưng rõ ràng chất lượng của các cơ sở chưa đảm bảo. Cụ thể là trong 9 khách sạn vừa nêu chỉ có hai khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp sao của tổng cục du lịch. Riêng các nhà nghỉ thì chỉ có một số được đầu tư khá. Số còn lại quá “lụp sụp” không thể thỏa mãn nhu cầu của khách. Do vậy, việc sớm có kế hoạch tăng cường và cải thiện hơn nữa hệ thống khách sạn, nhà nghỉ để phục vụ khách du lịch trong thời gian sắp tới là rất cần thiết.

ü Cơ sở ăn uống

Hầu hết các khách sạn đều có phục vụ ăn uống, sức phục vụ tối đa của mỗi nhà hàng khoảng 400 đến 500 khách. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có trên 250 điểm phục vụ ăn uống nằm ngoài khách sạn với sức phục vụ mỗi cơ sở khoảng 200 khách mỗi ngày. Các cơ sở ăn uống tuy nhiều do các hộ kinh doanh tư nhân muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình ngoài nguồn thu chính là dựa vào nông nghiệp. Nhưng thực đơn của các nhà hàng và các quán ăn chưa đa dạng, chưa có nhà hàng nào phục vụ món ăn đặc sản của Hậu Giang hay đặc sản của vùng ĐBSCL. Các cơ sở kinh doanh này còn có một lợi thế là Hậu Giang có nền sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh đã cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở kinh doanh ăn uống với giá cả hợp lý. Một vấn đề đáng lo ngại là rất nhiều quán ăn kém chất lượng do không có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, chủ quán lo chạy theo lợi nhuận chưa chú ý đến lợi ích lâu dài và cũng không quan tâm đến sức khỏe du khách. Trong thời gian tới, muốn phát triển du lịch Hậu Giang cần quan tâm nhiều hơn đến việc phục vụ ăn uống cho khách, bổ sung thêm nhiều món ăn để thực đơn phong phú hơn. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Hậu Giang cần nghỉ xa hơn đến lợi ích trong tương lai, cung cấp thức ăn

đảm bảo chất lượng. Có như vậy mới có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của các thị trường khách khác nhau và làm thỏa mãn nhu cầu của khách.

3.2.2.2 Cơ sở hạ tầng

ü Đường thuỷ

Cũng như hầu hết các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực.

ü Đường bộ

Mạng lưới đường bộ hiện nay tuyến Quốc lộ từ thị xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau… đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253 km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm.

Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền mạch giao thông giữa các tỉnh ĐBSCL, tạo khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung.

3.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch

Trong hoạt động du lịch ngoài sự chi phối lớn của yếu tố tự nhiên thì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố con người. Một cảnh đẹp, một giá trị văn hoá được giữ gìn và tôn tạo liệu có thật sự thu hút khách không? Nếu con người không biết cách làm cho nó hấp dẫn hơn, không biết cách đem sản phẩm du lịch đó đến với khách hàng. Ngoài ra, nhân tố con người còn quan trọng hơn bởi vì khi thực hiện chuyến du lịch thì hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Cho nên việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên có những cách ứng xử tốt hơn gây được sự tín nhiệm và tin tưởng của du khách trong tương lai và giữ được ấn tượng đối với khách sau chuyến tham quan.

Đến năm 2007 số nhân viên làm việc trực tiếp trong sở thương mại và du lịch Hậu Giang khoảng 25 nhân viên. Riêng số nhân viên hoạt động trong trung tâm xúc tiến du lịch Hậu Giang thì có khoảng gần 30 nhân viên. Trong đó, đa số đều được qua đào tạo các lớp chuyên môn về du lịch. Ở Hậu Giang ngoài hai cơ sở vừa nêu, hiện không còn công ty du lịch hay đại lý kinh doanh lữ hành nào khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Còn đối với các nhà hàng khách sạn thì chưa thống kê được số nhân viên. Nhưng qua trao đổi tiếp xúc với các cán bộ hoạt động tại sở thương mại và du lịch Hậu Giang, được biết đa số nhân viên phục vụ trong các nhà hàng khách sạn đều chưa qua đào tạo nhiều. Chỉ có các cấp quản lý mới có trình độ từ cao đẳng đến đại học. Riêng nhân viên phục vụ thì đa số không qua đào tạo. Với các cơ sở kinh doanh ăn uống cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh thì hầu hết nhân viên phục vụ là do tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi của địa phương chưa qua đào tạo. Còn về hướng dẫn viên du lịch thì sao? Đa số hướng dẫn viên ở Hậu Giang đều chưa được thông qua đào tạo và chưa có thẻ hướng dẫn viên, phần đông trong số họ đều làm việc dựa vào kinh nghiệm và từ nhiều ngành khác chuyển qua. Trong khi chất lượng lao động yêu cầu của ngành về số lượng cũng như chất lượng ngày một cao hơn. Đối mặt với những khó khăn trên là do, đến nay Hậu Giang vẫn chưa có trường đào tạo về nghiệp vụ du lịch, chỉ có ở lận cận là tỉnh Cần Thơ có trường trung học nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu và trường đại học Cần Thơ mới đào tạo ngành du lịch trong những năm gần đây. Do đó, hy vọng trong thời gian không xa tình hình nguồn nhân lực ở Hậu Giang sẽ được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng.

3.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Hậu Giang trong những năm gần đây

3.2.4.1. Tình hình lượng khách đến du lịch Hậu Giang

Khách du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng phát triển của ngành du lịch. Số lượng khách ngày một tăng là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự thịnh vượng, sung túc của ngành du lịch. Với những tiềm năng du lịch sẵn có, trong những năm qua toàn ngành du lịch Hậu Giang đã có nhiều nổ lực trong việc thu hút khách, để vượt qua tình trạng khó khăn của một tỉnh nghèo, còn trẻ tuổi so với các tỉnh lân cận, vươn lên xứng đáng với

những lợi thế vốn có. Thế nhưng số lượng khách đến Hậu Giang có biểu hiện xấu là liên tục sụt giảm trong ba năm gần đây. Số lượng khách qua từng năm được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.1: Số lượt khách đến Hậu Giang năm 2005 - 2007 Đvt: Lượt Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch (2006/2005) Chênh lệch (2007/2006) Lượng khách (%) Lượng khách (%) Lượng khách 73.051 65.325 62.000 -7.726 -10,58 -3.325 -5,10

(Nguồn: Sở Thương Mại và Du Lịch Hậu Giang)

Ta thấy, năm 2005 tổng lượng khách nội địa đến Hậu Giang là 73.051 lượt khách. Trong đó khách tham quan 69.398 lượt, chiếm 95% tổng lượng khách trong nước. Năm 2006, tổng số khách nội địa đến tỉnh chỉ đạt 65.325 lượt khách, giảm 10,58% so với năm 2005. Tại sao lại có sự sụt giảm này? Mặc dù trong thời gian qua Hậu Giang đã cố gắng trong việc đầu tư cho phát triển du lịch nhưng lượng khách lại không tăng mà vẫn còn giảm với số lượng đáng kể phải chăng chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh chưa được cải thiện, chưa thể đáp ứng nhu cầu du khách. Ngoài ra, việc sụt giảm còn do nguyên nhân khách quan là quốc lộ 61 đang thi công trong tình trạng dang dỡ gây nhiều khó khăn cho việc lưu thông đến tỉnh. Việc lưu thông khó khăn cũng là nguyên nhân cản trở khả năng tiếp cận điểm đến của khách. Đến cuối năm 2007 dù rằng quốc lộ 61 đã xây dựng xong nhưng tình hình lượng khách đến Hậu Giang vẫn chưa được mấy khả quan. Bằng chứng là tổng lượng khách đến tỉnh chỉ đạt 62.000 khách. Trong số đó khách lưu trú chỉ khoảng 4.404 lượt, chiếm khoảng 6,62%. Với lượng khách vừa nêu tình hình lượng khách năm 2007 tiếp tục giảm 3.325 lượt khách (tương ứng 5,1%)so với năm 2006. Trong giai đoạn này mặc dù các tuyến giao thông lớn trong tỉnh đã được hoàn thành nhưng vì mới tách tỉnh nên cơ sở hạ tầng của Hậu Giang còn nhiều yếu kém không thể một sớm một chiều có thể cải thiện

được tình trạng này. Cụ thể là đường giao thông đến các khu du lịch hay các di tích lịch sử còn nhiều bất tiện gây không ít trở ngại cho việc đi du lịch của khách. 3.2.4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang

Ngoài chỉ tiêu về lượng khách du lịch thì doanh thu của ngành mang lại cho thấy ngành du lịch Hậu Giang từ khi tách tỉnh đến nay có thể nói là hiệu quả hoạt động chưa cao chưa tương xứng với những gì mà Hậu Giang may mắn có được. Ta có thể nhận rõ điều này thông qua chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động du lịch qua ba năm gần đây 2005 – 2007 như sau:

Bảng 3.2: Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang năm 2005 - 2007 ĐVT: 1.000 đồng Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch (2006/2005) (2007/2006) Doanh thu (%) Doanh thu (%) Doanh thu 1.778.000 1.265.000 1.477.000 -513.000 -28,85 212.000 16,76

(Nguồn: Sở Thương Mại và Du Lịch Hậu Giang)

Thực vậy, doanh thu từ hoạt động ngành thể hiện ngày càng giảm từ 1,778 tỷ đồng năm 2005 giảm xuống còn 1,265 tỷ đồng năm 2006, với tỷ lệ giảm lên đến gần 29 %, đây rõ là một con số đáng báo động. Ta có thể nhận thấy rằng doanh thu giảm một lượng như vậy phần lớn là do số lượng khách đến với du lịch Hậu Giang trong giai đoạn này giảm mạnh. Khi đó cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Hậu Giang còn quá yếu kém không thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Và do Hậu Giang mới chia tách từ tỉnh Cần Thơ vào năm 2004, trong thời gian ngắn ngủi Hậu Giang không thể cải thiện được tình trạng yếu kém của mình. Đến cuối năm 2007, tình hình hoạt động của ngành du lịch Hậu Giang có vẻ khả quan hơn. Mặc dù lượng khách đến Hậu Giang trong thời gian này vẫn còn sụt giảm nhưng doanh thu lại tăng lên1,477 tỷ đồng, tăng 16,76 % so với năm 2006. Doanh thu tăng trong khi lượng khách đến Hậu Giang lại giảm. Điều này có thể được lý giải như sau: do chính sách ưu đãi của nhà nước

cụ thể là hệ số lương được nâng cao hơn so với các năm trước. Kéo theo năm 2007 thu nhập của khách du lịch được tăng lên, dẫn đến khách sẽ chi tiêu nhiều hơn cho chuyến du lịch của mình. Mặc khác, do cơ chế tăng giá chung của thị trường, giá cả của các loại sản phẩm đều tăng lên đột biến, kể cả sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ nên doanh thu năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2006. Dự kiến đến năm 2008 doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.

3.2.4.4 Dự án đầu tư phát triển du lịch Hậu Giang

Là một tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã sớm nhận thấy sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, riêng các di tích lịch sử, văn hoá ở đây tuy nhiều nhưng lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ đúng mức. Do vậy, du lịch Hậu Giang chưa thể thu hút được sự quan tâm của du khách. Vì thế công tác đầu tư phát triển là việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò như một đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, trong đó có du lịch. Thêm vào đó đầu tư phát triển du lịch còn làm giảm thiểu sự bỏ lỡ đáng tiếc những cơ hội phát triển ngành. Cho nên việc đầu tư phát triển du lịch sẽ tiếp sức cho du lịch Hậu Giang phát huy tiềm năng thế mạnh của mình.

- Năm 2005 và 2006 dự án đầu tư vào du lịch được triển khai với số vốn giảm so với năm 2004 và chỉ đạt tương ứng là 3.350 triệu VNĐ và 11.558 triệu VNĐ. Với số vốn đầu tư vừa nêu không đảm bảo được nhu cầu về vốn để phát triển ngành. Song vốn đã được phân bố đều hơn ở các lĩnh vực như xây dựng khu vui chơi giải trí, xây dựng khu du lịch sinh thái và xây dựng các cơ sơ hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch. Cụ thể năm 2006 đã khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thuỷ đang còn dỡ dang. Hơn nữa, trong năm 2007 Hậu Giang khởi công xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng quy mô 400 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 150 tỷ VNĐ. Ngoài những dự án vừa kể trên tỉnh còn rất nhiều dự án sẽ được đầu tư trong tương lai như căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, đền thờ Bác Hồ... Do đó, với nguồn vốn đầu tư như trên không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đủ để Hậu Giang đầu tư, tu bổ và phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn. Để nâng cao hiệu qủa hoạt động du lịch Hậu Giang cần có biện pháp để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là nguốn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Hơn nữa Hậu Giang còn vấp phải một vấn đề vướn mắc là nguồn vố đầu tư chưa đúng theo kế hoạch trọng tâm mà tỉnh đã đề ra như tôn tạo các điểm di tích lịch sử, hay tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy.

3.2.4.5 Công tác quảng bá xúc tiến du lịch Hậu Giang

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, nên đặc tính của sản phẩm du lịch là hoàn toàn khác xa so với sản phẩm hàng hoá. Đối với sản phẩm du lịch khách hàng thường ở rất xa sản phẩm. Việc tạo điều kiện để du khách tiếp cận sản phẩm du lịch hay tiếp cận điểm đến của khách là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy công tác quảng bá xúc tiến trong du lịch là không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhất là đối với những sản phẩm du lịch chưa được nổi tiếng như ở Hậu Giang. Nhận thấy được lợi thế to lớn của công tác marketing trong du lịch, những năm gần đây Hậu Giang luôn tạo điều kiện để khách hàng biết đến

Một phần của tài liệu đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf (Trang 45)