Sản lượng sản phẩm, giá trị qua các năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.doc (Trang 30 - 32)

- Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự:

2.4.6Sản lượng sản phẩm, giá trị qua các năm.

Họat động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh các loại xi măng với các thương hiệu nổi tiếng do các đơn vị sản xuất xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng sản xuất như: Hà Tiên, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai….với doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ đồng và chiếm hơn 90% tổng doanh thu của toàn công ty. Ngoài ra công ty còn sản xuất các loại vỏ bao xi măng đạt hơn 20 triệu vỏ bao/năm. Để giảm giá các yếu tố đầu vào nhằm tăng khả năng cạch tranh trên địa bàn Miền Tây, Miền Trung, Tây Nguyên.

Những năm qua, Công ty đã luôn cố gắng và đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 2.4.5: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận công ty qua các năm

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng giá trị tài sản

272.105.417.589 373.532.282.582 374.426.184.729Doanh thu thuần Doanh thu thuần

1.137.282.961.787 1.078.748.910.000 858.828.281.329LN từ hđkd LN từ hđkd 26.087.277.390 8.535.062.529 -5.042.697.730 Lợi nhuận khác 630.322.775 1.595.450.026 16.593.929.928 LN trước thuế 26.717.600.165 15.437.000.00 11.551.232.198 Lợi nhuận sau thuế

19.642.307.484 11.114.938.000 8.026.813.963

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2011)) Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận công ty qua các quý của ba năm giảm dần: Doanh thu năm 2009 giảm 5,4% so với năm 2008.

Doanh thu năm 2010 sụt giảm mạnh, giảm tới 20,38% so với năm 2009.

Tuy nhiên lợi nhuận lại thể hiện một sự sụt giảm không tương đương với sự sụt giảm doanh số: lợi nhuận năm 2009 thể hiện một sự sụt giảm mạnh : 42,22% so với năm 2008. Trong khi năm 2010 giảm doanh số tới 20,38% nhưng lợi nhuận lại giảm thấp hơn rất nhiều so với năm 2009 là 25,17%. Nguyên nhân cụ thể:

Thị trường tiêu thụ xi măng Việt nam đặc biệt là Quý 4/2008 đang từng bước được điều chỉnh theo quy luật của nền kinh tế thị trường ,quy luật cung-cầu và đã có những dấu hiệu của cuộc ganh đua nhằm tìm kiếm thị phần.Giá cả tăng mạnh là điểm nổi bật trong giai đoạn này. Các nhà sản xuất xi măng thì phải đối đầu với rất nhiều khó khăn:

+ Giá phôi thép nhập khẩu liên tục tăng đạt mức kỷ lục khiến tiến độ thi công các dự án lớn chậm chạp cũng ảnh hưởng lớn tới tình hình tiêu thụ xi măng.

+ Các nguyên liệu đầu vào tăng cao như giá nhập Clinker (Fob Thái Lan) tăng từ 28USD lên 29 USD cộng với giá điện, than trong nước cũng góp phần đáng kể vào khó khăn chung của công ty.

2.4.7 Chi phí.

Được sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, trong năm 2008, 2009 Công ty đã thực hiện một số biện pháp thực hành tiết kiệm theo Nghị quyết của HĐQT Tổng công ty qui định cụ thể mức tồn kho, thời gian lưu kho hợp lý, giảm tỷ lệ xi măng qua kho, tổ chức khai thác vận chuyển đường biển hợp lý hơn, cắt giảm chi phí bán hàng hơn 2.000 đồng/tấn, chi phí quản lý giảm hơn 1.500 đồng/tấn, tăng cường quản lý tiền hàng, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ tại các đơn vị, nguồn hàng ổn định, giá đầu vào tăng ít.

Bảng 2.4.6 :Cơ cấu chi phí năm 2008, 2009 và năm 2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (Đồng) Tỷ lệ so với DT (%) Giá trị (Đồng) Tỷ lệ so với DT (%) Giá trị (Đồng) Tỷ lệ so với DT (%) Giá vốn hàng bán 1.014.657.848.513 93,22 1.063.439.018.667 93,51 776.658.476.571 94.09 Chi phí bán hàng 33.297.155.705 3,06 34.813.968.212 3,06 31.631.263.993 3.83 Chi phí quản lý 12.346.007.905 1,13 13.244.197.517 1,16 9.014.354.573 1.09 Chi phí tài chính 5.952.239.770 0,55 7.624.089.170 0,67 7.672.617.265 0.93 Tổng chi phí 1.066.253.251.893 97,96 1.119.121.273.566 98,40 824.976.712.402 99.95

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2011))

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.doc (Trang 30 - 32)