CÁC CHIẾN LƯỢC W-T

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.doc (Trang 42 - 44)

- Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự:

CÁC CHIẾN LƯỢC W-T

W1+T1: Thành lập kho trung chuyển hàng hóa tại những địa bàn làm giảm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm.  Chiến lược chi phí thấp (1).

W2+W3+T3: Đầu tư công nghệ mới tiết kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm.

Chiến lược chi phí thấp (2).

W2+T2: Liên doanh với một số công ty đối thủ để giảm sức ép cạnh tranh.

Kết hợp hàng ngang.

Nhóm chiến lược S-O:

Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại:

Thế mạnh kênh phân phối cùng với hoạt động marketing được thực hiện mạnh và hiệu quả trong thời gian qua sẽ giúp cho hình ảnh công ty nhận thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của công tác marketing, từ đó có kế hoạch tập trung và đẩy mạnh công tác này trên địa bàn hoạt động của mình để tận dụng tốt cơ hội khi nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước đang tăng.

Chiến lược phát triển thị trường:

Tận dụng thế mạnh về hoạt động marketing cùng với khả năng thấu hiểu về thị trường, đối tác, khách hàng, ... nhờ hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Công ty Nam Thiên Á nên mở rộng thị trường kinh doanh trước xu hướng tăng trưởng lượng cầu xi măng trên thị trường.

Nhóm chiến lược S-T:

Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại:

Để có thể đối phó với áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của các đối thủ, Công ty nên tận dụng điểm mạnh về Marketing mạnh và hiệu quả, hệ thống phân phối hiệu quả và hệ thống thông tin hoàn chỉnh so với đối thủ để tăng cường các hoạt động marketing nhằm mở rộng việc quảng bá, đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng ngày càng nhiều hơn.

Chiến lược kết hợp ngược về phía sau:

Tận dụng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để liên kết với họ tạo lợi thế về nguồn hàng ổn định, phong phú nhằm vượt qua những khó khăn về tăng giá nguyên vật liệu phục vụ kinh doanh. Sự ổn định và chất lượng từ yếu tố đầu vào, là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự cạnh tranh so với đối thủ khác.

Nhóm chiến lược W-O:

Chiến lược phát triển sản phẩm:

Để khai thác hết tiềm năng của thị trường Công ty nên tăng cường huy động vốn đầu tư công nghệ mới để nhập thêm những loại xi măng chất lượng cao (PCB 50) nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới.

Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại:

Công nghệ thiết bị của Công ty còn ở mức hạn chế nên sự cạnh tranh nắm bắt thông tin so với đối thủ cũng còn hạn chế.

Nhóm chiến lược W-T:

Chiến lược kết hợp hàng ngang:

Nguy cơ về áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của đối thủ sẽ được giảm bớt một khi Công ty có thể khắc phục được điểm yếu về công nghệ. Để giải quyết hạn chế lớn nhất về cơ sở hạ tầng, công nghệ, Công ty cần có những chính sách kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường có nhiều đối thủ kinh doanh như hiện nay.

Chiến lược chi phí thấp (1):

Chi phí vận chuyển là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm trong quá trình kinh doanh do vị trí địa lí nằm khá xa các khu kinh tế lớn các vùng tiêu thụ chính. Giải pháp thành lập kho trung chuyển hàng hóa tại những địa bàn làm sẽ trở nên hữu hiệu làm giảm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Chiến lược chi phí thấp (2):

Xi măng là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố giá cả. Việc đầu tư công nghệ mới với hiệu suất và công suất cao tiết kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm là cách tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

Ma trận SPACE.

Bảng 2.6.4 Ma trận SPACE của công ty MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Sức mạnh tài chính (FS) Sự ổn định của thị trường (ES)

Biến Điểm Biến Điểm

1. Doanh lợi đầu tư 2. Rào cản rút lui thấp 3. Khả năng thanh toán 4. Rủi ro trong kinh doanh 5. Đòn cân nợ. 6 3 2 3 1

1. Sự biến đổi của nhu cầu 2. Áp lực cạnh tranh

3. Rào cản xâm nhập ngành 4. Sự thay đổi công nghệ

-2 -4 -2 -3

Trung bình 3 Trung bình -2.75

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w