- Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự:
2.6.1 Thị trường phân phối sản phẩm công ty.
Bảng 2.6.1: Hệ thống phân phối của công ty Nam Thiên Á
(Nguồn: Phòng kinh doanh (2011)) Thị trường mục tiêu chủ lực của công ty vẫn là ba miền: Miền Nam, Miền Tây và Miền Trung. Nhưng nhìn chung thị trường Miền Trung vẫn chiếm khá nhiều ưu thế hơn, nơi đây tập trung nhiều cửa hàng phân phối hơn. Một trong những thị trường chủ lực của
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
KHU VỰC CỬA HÀNG SỐ ĐIỂM BÁN
Miền Nam 21 183 Miền Tây 15 94 Ninh Thuận 9 24 Khánh Hòa 26 68 Phú Yên 11 29 Bình Định 12 141
Gia Lai, Komtum 8 81
Đaklak, ĐakNong 26 45
Đà Nẵng 12 207
Tổng 140 877
Công ty vẫn là thị trường Miền Trung, sở dĩ thông qua hội nghị khách hàng Công ty đã phân khúc thị trường, xác định rõ ưu, nhược điểm của từng địa bàn và đề ra chính sách cho từng khu vực, vùng miền.
Theo đó, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên là thị trường lớn, nhu cầu tiêu thụ ximăng cao (mỗi năm tiêu thụ 800 ngàn tấn ximăng các loại). Sản phẩm đã được sử dụng chính tại công trình lớn của khu du lịch Vinpearl, khách sạn Hoàn Cầu, resort Sea Links… Công ty sẽ tiếp tục khuyến mãi hỗ trợ cho các đại lý, nhà thầu xây dựng và tăng cường phát triển mở thêm các đại lý cấp 2 trên khu vực tập trung nhiều dân sinh và các công trình xây dựng lớn.
Thị trường Bình Định, Đà Nẵng là các tỉnh đã và đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng nhiều, cung cấp cho các dự án thủy lợi, thủy điện, khu tái định cư và các công trình xây dựng lớn. Thêm vào đó Phú Yên và Đà Nẵng là những thành phố có đường cảng biển thuận tiện cho việc vận chuyển xi măng các tỉnh Tây Nguyên, Phú Yên. Thị trường khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi được xác định là thị trường tiềm năng, lâu dài của Công ty. Thị trường Gia Lai có diện tích đất tự nhiên với dân số hơn 1,3 triệu người, có nhiều công trình dự án thuỷ điện và khu công nghiệp đã và đang triển khai thực hiện, rất thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm xi măng, trong đó mỗi năm Gia Lai có nhu cầu tiêu dùng trên 500 ngàn tấn ximăng.
Công ty chưa phủ sóng thị trường Miền Bắc vì khâu vận chuyển gặp khá nhiều khó khăn, chi phí sẽ tăng cao nên khả năng cạnh tranh sẽ thấp, trong khi đó thị trường này lại dư thừa ximăng. Một số nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường này lâu năm như ximăng Thăng Long, ximăng Cẩm Phả, ximăng Thái Bình, ximăng Tây Đô..., nên Công Ty muốn khai thác thị trường Miền Bắc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫu biết đây vẫn là một thị trường tiềm năng lớn nhưng đầy rủi ro. Nhưng trong tương lai khi tiềm lực công ty đủ mạnh sẽ phủ sóng trên toàn quốc từ Nam ra Bắc.
Công ty Nam Thiên Á đang triển khai tổ chức lại hệ thống phân phối trên toàn hệ thống. Theo đó, hình thức phân phối qua hệ thống cửa hàng và đại lý trước đây sẽ thay bằng các nhà phân phối chính. Việc phân bổ khá nhiều chi nhánh cũng gặp khá nhiều trở ngại trong khâu quản lý, do lường chất lượng sản phẩm, việc phân phối lại hệ thống sao cho vừa đủ tầm phân phối và quản lý, việc phân tán thị trường như hiện nay làm cho tỷ lệ chiếm dụng vốn của công ty khá nhiều, việc thu hồi vốn từ các chi nhánh khá chậm, khâu
tổ chức đào tạo đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp. Chính vì những bất cập như hiện nay công ty cũng đang lên dự án tổ chức lại hệ thống phân phối cho chuyên nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của Công ty. Theo thống kê của công ty, tiêu thụ xi măng 6 tháng qua của công ty mới đạt 45,6% mục tiêu đề ra, nên thị trường đã xuất hiện tình trạng một số nhà máy xi máy xi măng khác bán với giá thấp hơn giá thị trường vì các nhà máy này sắp đến thời kỳ trả nợ ngân hàng.
Ngoài ra, một số nhãn hiệu xi măng mới ra đời đang thực hiện chiến dịch giá thấp cho nhà phân phối nên cũng tạo ra áp lực trong cạnh tranh với các thương hiệu cũ.
Trong khi khó khăn của các chi nhánh thuộc công ty là phải giữ ổn định giá bán, cộng với giá một số nguyên, nhiên vật liệu tăng lên làm cho lợi nhuận nhiều doanh nghiệp suy giảm.
Cũng bởi giá xi măng bán ra của một số đơn vị thấp hơn mặt bằng giá trên thị trường vì các doanh nghiệp mới muốn tìm cho mình chỗ đứng trên trị trường nên buộc lòng các doanh nghiệp mới này phải bán giá thấp hơn so với giá mặt bằng trên thị trường để chiếm lĩnh một phần thị trường về cho riêng mình, nên tiêu thụ xi măng của các chi nhánh thuộc Công ty bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến lượng xi măng tồn kho cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Như vậy, những cảnh báo về tình trạng dư thừa xi măng có khả năng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá…đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường xi măng nước ta. Trong khi các doanh nghiệp đang đau đầu với bài toán đầu ra cho xi măng thì có một điều lạ lùng là tại một số địa phương, việc cấp phép đầu tư xây dựng quá dễ dãi các dự án ximăng mà không có được một quy hoạch ngành vật liệu xây dựng chính xác.Tư nhân đầu tư quá nhiều những nhà máy công suất nhỏ, dây chuyền công nghệ hạn chế, kiếm hiệu quả lại xảy ra khá nhiều cũng làm tăng thêm sự cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp trong nước.
Thông qua việc phân bổ lại hệ thống phân phối như hiện nay thì công ty sẽ quản lý chặt chẽ được việc phân phối xi măng trên thị trường kể cả khi có biến động như hiện nay, sự rà soát và tính toán lượng tiêu thụ cho các tỉnh từ đó phân phối lượng ximăng ra thị trường vừa đủ mức, làm giảm lưu kho lưu bãi, đồng thời điều phối cho các hệ thống chi nhánh sẽ đơn giản và gọn nhẹ, giảm bớt chi phí vận chuyển. Sự tham gia của các nhà phân phối chính sẽ giúp hoàn thiện chu trình sản xuất và phân phối của các nhà sản xuất xi măng. Giảm chi phí phân phối và đảm bảo chất lượng qua lưu thông. Trong khi đó thị trường còn tồn tại rất nhiều bất cập sự chênh lệch đến gần 50% giữa giá xuất xưởng với giá bán cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng trên địa bàn với giá xuất xưởng chỉ khoảng
450.000 đồng/ tấn trong khi đó giá bán ra thị trường khoảng 670.000 đồng/ tấn ximăng đây cũng là một trong những bất cập chung trong tình hình vật giá leo thang và thiếu sự minh bạch trong các ngành kinh doanh nói chung và trong đó ngành kinh doanh ximăng nói riêng. Giá ximăng tăng được do hai nguyên nhân do đầu cơ, thứ hai là nhà sản xuất cắt giảm nguồn cung do giá nguyên vật liệu vào tăng cao. Trước tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng cao như vậy chính phủ đã đưa ra chính sách yêu cầu các nhà phân phối thực hiện cam kết, nhà phân phối chính cam kết bán cho các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng mức 67.000 đồng/bao (vận chuyển đến thẳng cửa hàng) và các cửa hàng vật liệu xây dựng bán cho người tiêu dùng ở mức 72.000 đồng/bao, không bao gồm phí chuyên chở. Tuy nhiên theo khảo sát, giá bán ximăng cho công ty là 57.000 đồng/bao, công ty giao đến nhà phân phối cấp hai và trực tiếp cho các công trình cũng đã lên đến 65.000 đồng đến 72.000 đồng/bao. Từ đây, giá một bao ximăng bán lẻ tới tay người tiêu dùng tại một số nhà phân phối thậm chí lên tới 80.000 đồng đến 90.000 đồng/bao. Do vậy có thể thấy khả năng kiểm soát trong hệ thống phân phối chưa tốt.
Các nhà máy sản xuất ximăng chủ yếu ở miền Bắc do thuận lợi cho việc tìm kiếm đầu vào (nguồn nguyên liệu). Ximăng được vận chuyển vào miền Trung, Miền Nam qua đường biển, bộ…khiến chi phí vận chuyển tăng gấp 3 lần làm cho giá bán xi măng ở khu vực miền Trung cao hơn miền Bắc khoảng 200.000 đồng/tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch này (tính đến cuối tháng 5 đầu tháng 6/2010). Với tốc độ và số lượng của các nhà đầu tư này ngày càng tăng, trong khi công ty cũng đã có mạng lưới phân phối khá rộng (139 đại lý phân phối trải dài trên khu vực) nhưng hiệu quả hoạt động kênh chưa cao, nó chưa có đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Bắt đầu từ 2012 nguồn cung ximăng trong nước đã ổn định (thậm chí còn tiến tới xuất khẩu) và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chính thức hoạt động kinh doanh phân phối ximăng dần đến một sự cạnh tranh gay gắt trong nước. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh với hệ thống hiện tại, công ty Nam Thiên Á cần phải xem xét quản trị và vận hành cho hệ thống kênh trở nên hiệu quả hơn bằng một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn, nỗ lực phấn đấu hình thành những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.