Lựa chọn các nhà phân phố

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.doc (Trang 47 - 48)

- Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự:

3.1.3 Lựa chọn các nhà phân phố

Mặc dù mục tiêu là mở rộng thị trường, tuy nhiên không phải mở rộng một cách bừa bãi, nếu nhà phân phối đó không hiệu quả (ví dụ thanh toán nợ chậm, tiêu thụ hàng ít) thì sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Như vậy thà là không mở rộng một số căn cứ mở rộng:

- Như phân tích ở trên, thị trường tiềm năng nhất là khu vực Tây Nguyên, có tỉnh ĐakLak, ĐakNông, địa hình khó khăn cho các đối thủ ở phía Nam xuống bởi ximăng được

chuyển từ miền Bắc vào, từ đó lại vận chuyển ngược lại thì chi phí sẽ rất cao. Còn công ty Nam Thiên Á thì có lợi thế hơn có sẵn chi nhánh tại đó nên chi phí vận chuyển sẽ tiết kiệm hơn.

- Hơn nữa, theo tình hình thực tế tiêu thụ thấy ở khu vực này đang có nhiều dự án đang chuẩn bị triển khai.

- Dựa vào sản lượng tiêu thụ năm trước, xem bình quân mỗi điểm bán sẽ tiêu thụ bao nhiêu tấn hàng, trên cơ sở đó so sánh với sản lượng theo kế hoạch năm nay để tính ra số của hàng cần mở rộng.

Mục tiêu công ty là mở rộng mạng lưới phân phối, và với công ty đặc điểm sản phẩm là không lưu kho được quá lâu, sản phẩm có tính mùa vụ cao, do đó tìm kiếm nhà phân phối mới việc làm cần thiết nhưng quan trọng là làm sao để họ thật sự hợp tác lâu dài với mình. Do đó bên cạnh một số nguyên tắc hợp tác nghiêm ngặt, công ty cũng cần duy trì và triển khai một số hỗ trợ giúp đỡ thành viên.

- Đánh giá tinh thần hợp tác. Mối quan hệ làm ăn lâu dài là tài sản, là sự thành công đối với công ty. Sản phẩm ximăng gần như là đồng nhất, nên cần cố tạo cho đối tác những lợi ích để giữ được đầu ra ổn định.

- Xem xét vị trí địa lý có thuận lợi cho giao hàng hoá không, có tiềm năng phát triển không.

- Xem xét khả năng tài chính, quy mô của hàng của đối tác nếu là đaị lý có quy mô lớn thì tiết kiệm hơn cho công ty trong việc vận chuyển hàng hóa và thực hiện chính sách chiết khấu. Xem xét khả năng hình thức thanh toán hiện thời của công ty và khả năng của đại lý đến đâu để còn có thể linh hoạt tạo điều kiện cho họ trở thành thành viên của kênh của công ty.

- Khả năng duy trì tồn kho: các thành viên phân phối là người dịch chuyển sản phẩm đến với người tiêu dùng cuối cùng, bên cạnh đó họ còn là người chia sẻ rủi ro với công ty. Thành viên kênh hiệu quả là biết dự đoán được nhu cầu, lượng hàng cần mua, dự đoán đúng họ sẽ không bị tồn kho, khi đó khả năng thanh toán nhanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.doc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w