Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty nhằm thu hút nhiều khách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm.doc (Trang 51 - 57)

- Sản phẩm dịch vụ tại công ty CPPT Tùng Lâm nhìn chung là chưa được

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÙNG LÂM

3.3.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty nhằm thu hút nhiều khách

du lịch về Yên Tử và sử dụng dịch vụ của công ty.

Cơ sở vật chất kĩ thuật là tất cả công cụ lao động mà tổ chức du lịch tạo ra để phục vụ cho các hoạt động của mình.

Trong những năm qua Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm đã rất quan tâm chú ý đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời cũng phục vụ nhu cầu khách du lịch tốt hơn. Tuy nhiên do những điều kiện về vốn còn nhiều khó khăn, địa hình Yên Tử xa xôi, hiểm trở mà cơ sở vật chất của công ty vẫn chưa được hoàn thiện, Công ty vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch một cách tốt nhất. Vì vậy Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm cần phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật như:

- Thay thế hệ thống cáp treo I đã xây dựng năm 2001 có 25 cabin, công suất 900 người/ giờ bằng hệ thống cáp treo mới với 40 cabin, công suất 3.840 người/ giờ, độ dài hệ thống cáp là 1.200m với công nghệ mới nhất của hãng POMA.

Sở dĩ thay thế Hệ thống cáp treo I là vì hàng năm lượng khách hành hương về Yên Tử vào mùa lễ hội ngày một tăng nhanh, hơn thế lượng khách lại tâp trung vào một thời điểm và khách sử dụng dịch vụ cáp treo I đông hơn nhiều so với cáp treo II do quãng đường mà hệ thống cáp treo I vận chuyển hành khách dài hơn, khó đi bộ hơn và không bỏ qua các chùa, ngược lại hệ thống cáp treo II vận chuyển quãng đường ngắn hơn mà lại bỏ qua chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái nên lượng khách sử dụng cáp treo II sẽ ít hơn lượng khách sử dụng cáp treo I vậy khi thay thế hệ thống cáp treo I với công suất cao nhưng vẫn đảm bảo Hệ thống cáp treo II không bị quá tải.

Cụ thể là từ năm 2004 đến năm 2008 lượng khách hành hương về Yên Tử liên tục tăng, cùng với đó thì số lượng khách sử dụng dịch vụ cáp treo của công ty cũng tăng tương ứng. Năm 2004 tổng lượng khách hành hương về Yên Tử là 368.700 người, khách sử dụng dịch vụ cáp treo là 275.452 người đến năm 2008 tổng lượng khách hành hương về Yên Tử đã tăng lên là 1.200.000 người, khách sử dụng dịch vụ cáp treo là 600.272 người.

Lượng khách hành hương về Yên Tử tăng nhanh sau mỗi năm đồng nghĩa

với việc lượng khách sử dụng dịch vụ cũng tăng nhanh về mặt số lượng, nhất là sau khi Hệ thống cáp treo II từ chùa Hoa Yên lên tượng đá An Kì Sinh đưa vào hoạt động, hệ thống cáp treo II đi vào hoạt động đã làm giảm đáng kể thời gian leo núi khi hành hương về Yên Tử, vì thế lượng khách hàng hương về Yên Tử và sử dụng dịch vụ cáp treo của công ty đã tăng rất nhanh. Hệ thống cáp treo II có độ dài là 862m với 36 Cabin, công suất 1.800 người/ giờ. Với công nghệ mới, Cabin rộng, đẹp chạy rất êm, công suất cao Hệ thống cáp treo II đã tạo ra áp lực cho Hệ thống cáp treo I, khi Hệ thống cáp treo II chạy chưa hết công suất thì Hệ thống cáp treo I đã bị ùn tắc, khách đã phải xếp hàng dài hàng trăm mét để chờ đến lượt mình đi cáp treo.

Hàng năm vào mùa lễ hội khách du lịch về Yên Tử rất đông, khách thường đi lên trong khoảng thời gian từ 7h đến 10h, những ngày cao điểm có thể có tới 15.000 khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ cáp treo, khách lại chỉ tập trung đi lên vào khoảng ba tiếng buổi sáng bởi vậy mà Hệ thống cáp treo I dù có chạy hết công suất cũng không thể đáp ứng hết được nhu cầu của khách du lịch, khách thường phải xếp hàng chờ 2 đến 3 tiếng để đến lượt mình lên Cabin. Điều này đã làm cho khách du lịch cảm thấy rất không hài lòng, nhất là trong những ngày thời tiết không thuận lợi thì thường xuyên xảy ra cãi cọ giữa nhân viên và khách du lịch. Tuy nhiên công suất của hệ thống chỉ là 900 nguời/ giờ nên muốn giải quyết định tình trạng trên thì công ty cần phải có phương án thay thế hệ thống cáp treo cũ bằng Hệ thống mới có công suất cao hơn.

Buổi chiều khi khách du lịch quay về thì giờ tập trung cao điểm là từ 14h đến 17h, Hệ thống cáp treo II vận chuyển khách từ tượng đá An Kì Sinh xuống chùa Hoa Yên, do có công suất gấp đôi Hệ thống cáp treo I nên vân chuyển khách rất nhanh. Tuy nhiên khi xuống đến cáp treo I do khách lại tập trung quá đông vào một thời điểm nên Hệ thống cáp treo I không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách, khách lại phải xếp hàng đợi 2 đến 3 tiếng nữa.

Hệ thống cáp treo I không những công suất thấp không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch một cách nhanh và tốt nhất mà còn không có được chất lượng như mong muốn. Được xây dựng năm 2001 đến nay Hệ thống cáp treo I đã có 8

năm đưa đón khách đi thăm quan tại khu di tích, ngoài ra Hệ thống cáp treo I còn phải vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng Hệ thống cáp treo II, các nhà ga và các công trình khác của công ty nên chất lượng đã giảm đi rất nhiều. Khi vận chuyển các Cabin không còn êm, một số Cabin đã cũ, cửa kính của Cabin bin nứt, khi qua các cột gây ra tiếng ồn lớn, gây cảm giác sóc và lắc làm cho khách du lịch có người đã bị say.

Tình trạng khách du lịch phải xếp hàng chờ đợi do công suất của hệ thống cáp treo I không đáp ứng kịp và chất lượng của các Cabin giảm, khi di chuyển bị sóc và lắc đã kéo dài mấy mùa lễ hội. Điều này rất bất lợi cho công ty bởi khi mà khách du lịch không cảm thấy hài lòng với dịch vụ của công ty thì họ sẽ không sử dụng dịch của công ty vào những lần sau nữa, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và uy tín của công ty. Bởi vậy công ty nên có quyết định thay thế Hệ thống cáp treo I bằng Hệ thống mới với công suất và chất lượng cao hơn để phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Khi Hệ thống cáp treo mới đi vào hoạt động với 40 Cabin, Cabin mới sẽ có thể ngồi 8 đến 10 người, Cabin hình đài sen nên khi vận chuyển khách vào những ngày có sương mù khách sẽ có cảm giác như nhìn thấy những đài sen bay trong sương. Công suất của hệ thống cáp treo mới là 3.840 người/ giờ đảm bảo đáp ứng đủ và nhanh nhất nhu cầu ngày càng cao của du khách, sẽ không còn tình trạng xếp hàng chờ lên Cabin nữa, khách du lịch sẽ cảm thấy được hài lòng và số lượng khách sử dụng dịch vụ của công ty sẽ tăng nhanh, doanh thu của công ty chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là từ đó mà chất lượng phục vụ của công ty cũng được cải thiện rất nhiều.

Việc thay thế Hệ thống cáp treo I mất khoảng sáu tháng, độ dài hệ thống cáp là 1.200m, gồm có hai nhà ga, có tám trụ cột và 40 Cabin, mỗi Cabin có sức chứa từ 8 - 10 người, công suất dự kiến là 3.840 người/giờ. Hệ thống được thiết kế, sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ mới nhất của tập đoàn công nghệ hãng POMA Pháp. Dự kiến chi phí đầu tư để thay thế hệ thống cáp treo I là: 150 tỷ đồng.

Đầu tư thay thế Hệ thống cáp treo I là một khoản đầu tư rất lớn tuy nhiên

nếu xem xét lượng khách về Yên Tử từ năm2006 đến năm 2008, lượng khách sử dụng dịch vụ cáp treo của công ty thì có thể khẳng định việc đầu tư thay thế Hệ thống cáp treo I là hoàn toàn đúng đắn.

Theo bảng tình hình biến động của khách du lịch đến Yên Tử và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể nhận thấy khách du lịch đến Yên Tử tăng nhanh sau mỗi năm. Năm 2008 lượng khách đến Yên Tử là 1.200.000 lượt người, khách đi cáp treo là 600.272 người, doanh thu thuần của năm 2008 là 49,73 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 32,84 tỷ đồng.

Như vậy ngay cả khi Hệ thống cáp treo I chưa đáp hết nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách thì lợi nhuận công ty đạt được đã rất khả quan nếu công ty thay thế Hệ thống cáp I và đáp ứng tốt nhu cầu của du khách cùng với việc cơ sở hạ tầng được nâng cấp thì lượng khách đến Yên Tử, sử dụng dịch vụ cáp treo sẽ còn tăng lên rất nhiều và doanh thu của công ty cũng sẽ tăng.

Hệ thống cáp treo mới đi vào hoạt động dự kiến sẽ phục vụ hơn 1.000.000 lượt khách mỗi năm nếu như vậy trong vòng 3 năm công ty có thể hoàn vốn đầu tư thay thế Hệ thống cáp I.

- Đầu tư xây dựng thêm các phòng nghỉ và mở rộng nhà hàng, đa dạng các món ăn để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Nhà sàn Tùng Lâm của công ty hiện nay mới chỉ có 10 phòng với chất lượng phòng trung bình, trang thiết bị chưa thực sự hiện đại, quy cách phục vụ cũng chưa mang tính chuyên nghiệp. Bởi vậy mà nhà sàn Tùng Lâm vẫn chưa thể thu hút khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú tại đây đặc biệt là khách du lịch có thu nhập cao, khách du lịch khó tính.

Trong những năm tới công ty sẽ đầu tư xây mới hệ thống nhà nghỉ với 50 phòng, đa dạng hoá loại phòng cho phù hợp với khả năng chi trả, nhu cầu sử dụng của khách. Trang bị đầy đủ cho hệ thống các phòng nghỉ những trang thiêt bị mới, hiện đại, đồng bộ có chất lượng cao, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo.

Nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của nhà sàn Tùng Lâm cũng sẽ đầu mở rộng thêm, đa dạng các món ăn có trong thực đơn của nhà hàng, đổi mới phong

cách phục vụ. Ngoài hệ thống nhà hàng hiện tại công ty sẽ xây dựng thêm hệ thống nhà hàng ra cạnh suối Giai Oan với không gian mát mẻ, thoáng đãng khi khách du lịch ngồi ăn sẽ được nghe tiếng nước chảy, tiếng chim hót và tiếng xào xạc của cây rừng. Nhà hàng sẽ tuyển thêm đội ngũ nhân viên phục vụ có ngoại hình, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là có trình độ chuyên môn tốt để chất lượng phục vụ của nhà hàng được nâng cao.

Để nâng cao chất lượng phục vụ của công ty, để khách du lịch biết đến, yêu thích và sử dụng dịch vụ ăn uống, lưu trú của công ty thì Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm cần chú ý đầu tư xây mới và mở rộng Hệ thống phòng nghỉ cũng như nhà hàng để phục vụ nhu cầu của khách tốt nhất.

- Mở rộng quy hoạch lại bến xe, xây dựng chợ xuân Yên Tử để cho các hộ kinh doanh thuê chỗ bán hàng cho khách du lịch.

Lượng khách du lịch về Yên Tử vào mùa lễ hội rất đông, có những ngày cao điểm bến xe có tới 500 xe ôtô và khoảng 8000 xe máy. Bến xe cũ của công ty không thể đáp ứng hết nhu cầu gửi xe của khách du lịch, vào những ngày cao điểm một số khách phải gửi xe bên ngoài vì bến xe không còn chỗ, hiện tượng mất cắp xe máy liên tục xảy ra đã gây cho khách cảm giác không yên tâm. Vì vậy công ty sẽ mở rộng và quy hoạch lại bến xe để khách đến Yên Tử được gửi xe vào bến của công ty đảm bảo an toàn và thuận tiện.

Bến xe cũ của công ty trước kia sử dụng chung cho tất cả các phương tiện nên quá trình điều hành, xếp xe cho khách du lịch gặp rất nhiều khó khăn. Công ty sẽ mở rộng mặt bằng, xây dựng khu vực để xe ôtô và khu vực để xe máy riêng biệt. Xe ôtô sẽ được bán vé, có đường ra, vào riêng để tránh tình trạng lộn xộn, tắc đường vào giờ cao điểm, cũng là để việc trông coi, bảo vệ phương tiện cho khách du lịch được thật sự an toàn. Xe máy sẽ được xếp tại toàn bộ khu vực bến xe cũ, có hệ thống mái che, hệ thống vách ngăn, có nhà gửi đồ cho khách nên việc gửi và lấy xe sẽ rất thuận tiện và nhanh chóng.

Xây dựng chợ xuân Yên Tử để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến thăm quan hay hành hương Yên Tử đồng thời cũng tạo điều kiện có địa điểm ổn định cho nhân dân bán hàng cho khách. Chợ sẽ được quy hoạch thành ba

khu vực: phía cổng chợ đi vào sẽ là khu vực bán đồ lưu niệm, được thiết kế là các quầy nhỏ, gọn gàng. Phía trong chợ sẽ là khu vực bán thực phẩm là những món đặc sản của Yên Tử và cuối cùng là khu vực bán thuốc chữa bệnh.

Khách du lịch khi hành hương về Yên Tử rất muốn mua những món hàng về làm kỉ niệm, đặc biệt là những mặt hàng là đặc sản của núi rừng Yên Tử. Tuy nhiên khách du lịch lại không biết mua ở đâu hoặc rất ngại mua ở dọc đường hành hương vì sợ mua phải hàng có phẩm chất kém, giá cả đắt.

Công ty xây dựng chợ xuân để cho các hộ kinh doanh thuê bán hàng sẽ có được một khoản doanh thu khá lớn dồng thời cũng tạo điều kiện cho khách có nơi mua hàng thuận tiện, đảm bảo chất lượng giá cả hợp lí và người dân địa phương cũng có nơi bán hàng ổn định, sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm.doc (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w