PHÁT TRIỂN THỦY SẲN
VII.1. CÁC LỢI THẾ
Vị trí bờ biển nằm ngay cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ thông rộng ra biển Đông với bờ biển dài 116,04 km, có vùng bãi triều rộng lớn với 5 con sông cất ngang chảy ra biển tạo nên những vùng mặn, lợ, ngọt là điều kiện thuận lợi vừa cho
đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Kinh tế thuỷ sản là lĩnh vực đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các chính sách về nghề cá ngày càng được hoàn thiện là điều kiện để phát
triển ngành thuỷ sản.
Ngư dân đã tích luỹ được kinh nghiệm trong sản xuất và việc ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất đã trở thành ý thức của họ, đã từng bước hình thành kinh tế thị trường sản xuất hàng hoá thuỷ sản, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để ngành thuỷ sản mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá để nâng cao năng lực sản xuất nghề cá.
VII.2. CÁC MẶT HẠN CHẾ
Quảng Bình nằm trong khu vực thời tiết khí hậu có những biến động phức tạp, mưa rét kéo dài và mùa đông; nắng nóng và hạn hán vào mùa hè, thường xuyên bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới ... chỉ phối mạnh mẽ đến
quá trình tổ chức chỉ đạo đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, yêu cầu tính thời vụ
chặt chế (năm 2007 đã xảy ra 2 trận lũ lụt gây ngập, trôi hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản sắp đến kỳ thu hoạch. Năm 2008, dịch bệnh đốm trắng ở tôm làm thiệt hại 190 ha chiếm 16% diện tích nuôi tôm làm hàng trăm hộ nuôi tôm bị mất trắng).
Tiềm năng nguồn lợi biển chưa được điều tra khảo sát đầy đủ tạo điều kiện để xác định cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý nhất. Các số liệu về nguồn lợi chủ yếu là tài liệu cũ, so với thực tế chính xác chưa cao.
Nguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ và vùng lộng giảm nghiêm trọng do tình trạng khai thác thủy sàn bừa bải, công tác bảo vệ & phát triễn thủy sản làm
chưa tốt; hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc dã chỉ phối và có ảnh hưởng đến hoạt động đánh bát hải sản ngư trưởng khơi. - Nghề cá Quảng Bình vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, đa số ngư dân miền
biển còn nghèo, kinh tế địa phương chậm phát triển. Điểm xuất phát quá thấp, việc huy động nguồn vốn lớn để phát triển sản xuất trong thời gian ngắn gặp khó khăn, kinh nghiệm đánh bắt khơi và nuôi tôm còn ít, vì vậy cần sự hỗ trợ và đầu tư của nhà nước lớn.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị cho một nghề cá có quy mô lớn và trình độ cao hơn, công tác khuyến ngư còn nhiều bất cập, hạn chế đến việc nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật trên địa bàn.
- Quá trình Hội nhập thương mại cũng là một thách thức lớn đối với ngành thuỷ sản Quảng Bình, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài, các rào cản kỹ thuật, phi thuế quan v.v.. Trình độ nông, ngư dân có mặt vẫn còn hạn chế, đội ngũ cán bộ công tác thuỷ sản còn bất cập về người cũng như về chuyên môn.
I.1.
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
PHẦN THỨ BA
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẲN GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 GIAI ĐOẠN 2000 - 2009
VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG LÂM THUỶ SẲN