0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

CƠ SỞ HẠ TẦNG

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH THỦY SẢN QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 - TRANG 1 ĐẾN TRANG 60.PDF (Trang 50 -52 )

VIII.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÙNG NUÔI

- Đối với vùng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ: đến nay đã đầu tư ao nuôi tôm có hệ thống ao chứa lắng và xử lý nước thải, thiết kế để nuôi thâm canh theo

©

tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 tiêu chuẩn ngành 28 : TCN-171:2001 với diện tích là 255 ha. Hầu hết số diện tích còn lại của nuôi trồng mặn lợ (chiếm 82,6%) với mục tiêu là khai thác tiềm năng và giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng cho phương thức nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh.

Vùng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã được đầu tư ao nuôi, đầu tư vùng phát triển diện tích lúa cá (chủ yếu ở Quảng Ninh và Lệ Thuỷ), tuy nhiên diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt hiện nay chưa có vùng nào được đầu tư nuôi thâm canh chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh.

Ngoài 255 ha nuôi thâm canh, cơ sở hạ tầng các vùng nuôi còn lại tình trạng chủ yếu như sau:

Về hệ thống đường đi vùng nuôi: Các khu nuôi hiện nay chủ yếu đều tận dụng các đường đi sẵn có trong thôn hoặc xã và các lối đi có sắn của các diện tích canh tác nông nghiệp trước khi chuyển đổi. Các bờ ao, đầm giữa các ao nuôi trong phạm vi 1 vùng nuôi được sử dụng để đi lại và vận chuyển thức ăn, nguyên vật liệu và sản phẩm thu hoạch. Các bờ ao đầm thường không được thiết kế đủ lớn hoặc đủ rộng nên không sử dụng cho ô tô mà phải dùng các biện pháp

thủ công để vận chuyền.

Hệ thống điện trong phạm vi vùng nuôi: chỉ phí đầu tư cho việc lắp đặt hệ thống điện chủ yếu dùng dầu để vận hành các thiết bị điện.

Về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản: Cũng giống như các cơ sở hạ tầng khác, hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn thiếu nhiều hạng

mục quan trọng.

Đa phần các vùng nuôi thủy sản nước lợ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt các vùng nuôi tôm còn thiếu ao chứa lắng và ao xử lý nước thải, hệ thống kênh cấp và thải nước chưa đủ sức cấp và thoát nước theo yêu cầu kỷ thuật, thẩm chí có nơi còn dùng chung kênh cáp và thoát nước.

Hệ thống xử lý nước thải: hầu hết vẫn chưa được đề cập đến trong khi xây dựng ao nuôi và quá trình nuôi của người dân.

Các trạm bơm nước cho các vùng nuôi: hầu hết đều lấy từ trực tiếp từ sông, sử dụng các loại máy bơm nhỏ của các hộ gia đình.

VIII.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ KHAI THÁC

Các cảng cá: Các cơ sở cảng cá, bến cá, tụ điểm nghề cá: Hiện nay có 2 cảng cá đi vào hoạt động đó là cảng Sông Gianh và Cảng Nhật Lệ. Việc đầu tư cảng cá Sông Gianh và cảng Cá Nhật Lệ đã đánh dấu bước phát triển của nghề cá Quảng Bình trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, phù hợp với nguyện vọng của ngư dân trong tỉnh, trong khu vực và phù hợp với chiến lược phát triển nghề cá địa phương, đã phát huy được vai trò là trung tâm dịch vụ hậu

cân và thương mại thuỷ sản của tỉnh và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá.

« Cảng Sông Gianh: tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, nằm trên bờ hữu sông Gianh, cách cửa Gianh 3 km. Diện tích xây dựng 4,5048 ha. Cảng đã bắt đầu đi vào hoạt động năm 2001. Số tàu thuyền cấp bến nhiều nhất trong ngày là 35 chiếc/ngày, sản lượng hải sản bến lớn nhất trong một ngày khoảng 40 tấn.

«e _ Cảng Nhật lệ: Cảng Nhật Lệ được xây dựng tại bờ tả sông Nhật Lệ, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới. Diện tích xây dựng 3,97 ha. Cảng đã bắt đầu đi vào hoạt động năm 2003. Hiện nay số tàu thuyền cấp bến nhiều nhất trong ngày là 20 chiếc/ngày, sản lượng hải sản cập bến lớn nhất trong một ngày khoảng 40 tấn. Hoạt động cảng cá Nhật Lệ đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia: Có 04 nhà máy sản xuất đá đông lạnh công suất 180 tấn/ngày, tổng vốn 3 tỷ đồng; Nhà máy xay bột cá công suất 60 tấn/ngày, tổng vốn 5 tỷ đồng; 02 nhà máy cấp đông thuỷ sản công suất 300 tấn/ngày, tổng vốn 8 tỷ đồng; Thu hút hơn 60 hộ kinh doanh, dịch vụ giải quyết việc làm cho trên 300 lao động.

« - Ngoài ra còn có cảng sông Roòn hiện nay đang trong giai đoạn khảo sát. - __ Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền:

« Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá Hòn La hiện nay về cơ bản đã hoàn thành, bắt đầu đi vào hoạt động. Địa điểm xây dựng tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch với diện tích 29,91 ha. Đây là khu neo đậu trú bảo cấp vùng có công suất thiết kế đủ để neo trú bão cho 800 tàu thuyền công suất - đến 300.CV; Tuy nhiên, do chọn ở vị trí biển hở và hệ thống hạ tầng vùng cảng Hòn La đầu tư chưa hoàn chỉnh nên công trình chưa phục vụ được cho neo đậu trú bảo của tàu cá.

« Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền cá Cửa Gianh (đầu tư 64 tỷ đồng, nguồn vốn WB) hiện nay đang tổ chức thi công tại khu vực lệch sâu cửa sông Thanh Ba - Sông Gianh thuộc nơi giáp ranh giữa Thanh Trạch và xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch: dự kiến quy mô neo đậu trú cho 450 chiếc có công suất đến 300CV,

e _ Hiện nay đang tiếp tục thực hiện chuẩn bị đầu tư khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền cá Nhật Lệ. Dự án đang được triển khai bước 1 công tác chuẩn bị đầu tư: khảo sát giới thiệu địa điểm, quy mô dự án dự kiến: Năng lực thiết kế: Neo đậu được 600 tàu. Tổng mức đầu tư đầu tư dự kiến 80 tỷ đồng. Dự án sẽ được triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư vào đầu năm 2011.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH THỦY SẢN QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 - TRANG 1 ĐẾN TRANG 60.PDF (Trang 50 -52 )

×