I. Tổng chỉ ˆ 304.000 A Tổng chỉ vật chất 288
MI.22 Biến đổi lượng sinh vật
Vùng bãi triều, rừng ngập mặn là vùng đa dạng sinh học cao, có nhiều loài vi sinh vật vùng triều điển hình thích nghỉ với chế độ ngập nước khi triều lên và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời khi triều rút trong thời gian vài giờ đồng hồ, ví dụ các loài cua thuộc họ Gapsidae và Ocypodidae.
Các loại tảo silic đơn bào, nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và ấu trùng của chúng trong khu vực.
Nhiều loài rong biển rất thích hợp và phát triển mạnh ở vùng bãi triều bị biến mất (ví dụ: Rong câu chỉ vàng). Các loài rong biển thật sự là những nhà máy xử lý môi trường tiên tiến nhất, hiệu quả nhất.
MI.23. Xâm nhập mặn
Việc đắp bờ xây dựng hàng loạt đâm tôm đọc bờ sông đã làm giảm đáng kể diện tích phân phối nước triều nhất là vào thời kỳ triều cường.
Triều cường gặp gió mùa đông bắc sẽ đưa nước mặn xâm nhập vào đất liền và thấm nhiễm vào vùng đất sát chân đê. Thời gian này trùng với mùa hè nắng nóng thiếu nước ngọt, dưới thời tiết khô hanh độ ẩm thấp muối sẽ kéo lên mặt đất ảnh hưởng đến cây trồng.
Quá trình nhiễm mặn sẽ gây nhiễu loạn sinh thái vùng xa cửa sông, động vật nước lợ xâm nhập sâu vào nội địa. Các loài động thực vật định cư ở vùng nước ngọt bị sốc và chết, các thảm cỏ nước ngọt biến mất.
Hậu quả của quá trình nhiễm mặn tạo ra mâu thuẫn giữa người nuôi tôm và người trồng cây nông nghiệp.
VWI.24. Đậy mạnh quá trình xói lở ven biển, ven sông
Việc đắp đê để làm hồ nuôi tôm, phá bỏ các vùng sác ven sông đã phá vỡ tính cân bằng của dòng chảy tự nhiên, khiến cho đất phù sa bồi tụ dồn vào cửa sông. Dọc ven sông không còn phù sa lắng đọng gây xói lở mạnh, theo đó là lưu lượng dòng chảy giảm khi thuỷ triều lên xuống làm cạn cửa biển làm giảm lưu lượng nước trao đổi giữa biển và sông, đồng thời gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cửa sông.
Hậu quả là làm thay đổi địa hình lưu vực, ngoài ra còn làm biến mất nguồn tài nguyên đa dạng sinh học rất phong phú ở các bãi triều, kéo theo làm giảm nguồn lượi thuỷ sản nước lợ vùng bờ.