CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Quyết định quy hoạch thủy sản Quảng Bình đến năm 2020 - Trang 1 đến trang 60.pdf (Trang 52 - 55)

- Công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thuỷ sản tỉnh Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Các cơ sở chế biến thuỷ sản công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thải các chất thải công nghiệp ra môi

X. X1.

tỉnh Quảng Bình đển năm 2020 trường, chưa qua xử lý vẫn xảy ra thường xuyên. Ngay cả Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Bình cũng không có hệ thống xử lý nước thải từ chế biến thuỷ sản cũng như chất thải rắn khác, cơ sở đang bị di đời do ô nhiễm môi trường.

Một số nhà máy đã trang bị hệ thống kiểm soát chất lượng nước cho sản xuất nước đá nhưng hệ thống kiểm soát lượng dư kháng sinh trong nguyên liệu sản xuất chưa có, do vậy việc các sản phẩm có nguy cơ vượt quá dung, lượng kháng sinh là không tránh khỏi. Các hệ thống kiểm soát và đánh giá các mối nguy hiểm trong chế biến thuỷ, sản chưa được các cơ sở quan tâm và ứng dụng. Điều kiện vệ sinh nhà xưởng chưa tốt, chưa có trang thiết bị bảo hộ vệ sinh cho công nhân chế biến.

Nhìn chung công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cân phải được chú trọng phát triển hơn nữa, nhất là chế biến thuỷ, hải sản cần có các chế tài, chính sách áp

dụng quyết liệt để sản phẩm thuỷ sản mang tính cạnh.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC Về khai thác Về khai thác

Lực lượng tàu thuyền tăng nhanh, sản lượng đánh bắt trong những năm qua

tương đối ổn định

Công tác Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và quản lý tàu cá được tăng cường hoạt động có hiệu quả hơn. ˆ

Về nuôi trồng thuỷ sản

Mặc dù diện tích nuôi tôm tăng chậm nhưng tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vẫn tăng (13,4%/năm giai đoạn 2000 - 2009).

Trình độ kinh nghiệm nuôi thâm canh của người nuôi ngày một nâng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật để nuôi tôm tăng vụ, nuôi kết hợp lúa cá do vậy sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá (16,9%/năm giai đoạn 2000 - 2009). Có đối tượng nuôi mới đã được chuyển giao và đưa vào sản xuất có hiệu quả mở ra khả năng phát triển cho ngành.

Đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá đối tượng, hình thức nuôi. Công nghệ sinh học trong nuôi tôm đã được ứng dụng, nhiều đối tượng và phương thức nuôi đã được áp dụng đạt hiệu quả.

Phong trào nuôi phát triển đã thúc đẩy phát triển dịch vụ con giống và cung ứng

thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản.

+ Nuôi tôm trên cát đã bắt đâu được đầu tư, góp phần khai thác tiểm năng, giải quyết thêm việc làm và tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu. Nhưng do suất đầu tư lớn và đòi hỏi trình độ quản lý, kỹ thuật kinh nghiệm nuôi cao nên việc phát triển mở rộng đến nay còn rất hạn chế.

Năng lực chế biến xuất khẩu đã được đầu tư, nâng cấp, các doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn sản xuất HACCP. Chế biến thuỷ sản tiêu dùng nội địa đã được chú ý phát triển, giải quyết đầu ra cho đánh bắt.

Cơ sở hạ tầng nghệ cá đã được quan tâm đầu tư phát triển như cảng cá, khu dịch vụ hậu cần và neo đậu trú bão, cơ sở hạ tầng vùng nuÔi trồng thuỷ sản, cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, dịch vụ đóng sửa tàu thuyến, sản xuất nước đá góp phần phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản. X.2.. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

©

Khai thác:

Tàu thuyền khai thác ven bờ còn chiếm tỷ lệ khá cao và chưa đăng ký, cấp giấy phép khai thác còn nhiều (trên 500 chiếc)

Công tác đăng kiểm và đảm bảo an toàn cho tàu cá sản xuất trên biển và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo theo yêu cầu chung. Đa số tàu cá đều chưa được trang bị đủ các thiết bị an toàn hàng hải, còn thiếu hoặc trang bị máy thông tin chưa đủ tầm xa và chưa thực hiện thông tin theo quy chế. Tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thuỷ sản chưa được chấm đứt gây khó khăn cho công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản và cũng là nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội cao.

Nuôi trồng thuỷ sản

Chưa chủ động được chất lượng và nguồn giống thuỷ sản, đặc biệt là giống tôm

để cung cấp kịp thời cho nhu cầu nuôi. Công tác quản lý chất lượng giống còn bất cập nhất là giống nhập từ ngoài tỉnh vào chưa quản lý được.

Đa số các vùng nuôi thiết kế và đầu tư thiếu đồng bộ, đặc biệt là các vùng nuôi tôm phần lớn diện tích chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn nuôi thâm canh (không có ao lắng lọc, ao xử lý nước thải, hệ thống ao nuôi đầu tư thiếu đồng bộ, thậm chí hệ thống cấp thoát nước sử dụng chung còn khá phổ biến) vì thế rất khó cho công tác quản lý môi trường và dịch bệnh nên nguy cơ mất bền vững rất cao. Nhiều hộ nông dân thiếu vốn phát triển sản xuất, làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất chưa gắn với thị trường và còn mang tính tự phát, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật và ý thức cộng đồng trong phát triển sản xuất còn thấp.

Lĩnh vực chế biến thuỷ sản: mặc dù tỉnh đã rất quan tâm tạo điều kiện đầu tư phát triển các nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu nhưng hầu hết các nhà máy chưa tổ chức tốt khâu thu mua, chế biến xuất khẩu mà chủ yếu sản xuất gia công hoặc uỷ thác, hoạt động không đạt công suất thiết kế nên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản những năm qua đạt quá thấp.

tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quyết định quy hoạch thủy sản Quảng Bình đến năm 2020 - Trang 1 đến trang 60.pdf (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)