Xác định chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.pdf (Trang 35 - 38)

Sau khi xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của việc kinh doanh thì việc xây dựng và xác định chiến lược kinh doanh là bước kế tiếp. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp các mục tiêu, nhiệm vụ đi vào thực tế và trở thành hiện thực (nếu xây dựng được chiến lược tốt). Ngược lại, nếu chiến lược thất bại thì đó là lý do để chúng ta xem xét lại mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Hơn nữa, khi có chiến lược thì chúng ta sẽ xác định được cái gì là cơ hội cũng như cái gì là nguy cơ đối với công ty. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty phải căn cứ vào các nội dung sau:

-Bám sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ của công ty.

-Phân tích, đánh giá kỹ các yếu tố bên ngoài (môi trường kinh doanh) như : môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị và luật pháp, môi trường văn hóa xã hội, môi trường dân số, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường cạnh tranh, môi trường kinh doanh quốc tế… Từ đó đưa ra ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và ma trận hình ảnh cạnh tranh.

-Phân tích, đánh giá tình hình nội bộ của công ty như khả năng quản trị, hoạt động Marketing, tài chính /kế toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin, bảng kiểm soát nội bộ, quan hệ công chúng … từ đó đưa ra ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.

-Qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong để xây dựng ma trận SWOT, đây là ma trận giúp xác định các chiến lược có khả năng lựa chọn (có thể phân tích thêm các ma trận xác định chiến lược có khả năng lựa chọn khác như ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE, ma trận chiến lược chính (Grand Strategy Matrix)

-Lựa chọn chiến lược bằng ma trận hoạch định chiến lựơc có thể định lượng được (QSPM). Tuy nhiên, việc lựa chọn chiến lược còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, yếu tố chính trị và ban lãnh đạo.

”Xác định và lựa chọn chiến lược cho VBH :

Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở chương II, ở đây xin tóm lược lại các điểm mạnh, yếu của công ty cũng như cơ hội và nguy cơ từ môi trường để làm cơ sở cho việc xây dựng ma trận SWOT.

Điểm mạnh :

(1)Nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao, gắn bó với công ty;(2) Có công nghệ tương đối hiện đại (dây chuyền SMT); (3) Có một số khách hàng công nghiệp ổn định; (4) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử công nghiệp; (5) Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.

Điểm yếu :

(1)Năng lực quản lý yếu; (2) Phụ thuộc nhiều vào tổng công ty; (3) Hoạt động nghiên cứu và phát triển còn rất hạn chế ; (4) Hạn chế về vốn; (5) Tụt hậu về công nghệ; (6) Chưa sử dụng hiệu quả công cụ Marketing; (7) Quy mô và công suất nhà máy còn nhỏ.

Cơ hội :

(1)Thị trường tiềm năng rất lớn (kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính năm 2003 là 680 triệu USD trong đó phần linh kiện nhập chiếm tới : 530,4 triệu USD (chi phí cho linh kiện nhâp khẩu chiếm 78 %)6; (2) Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực linh kiện không nhiều (chủ yếu linh kiện nhập ngoại); (3) Sự ra đời các khu công nghệ cao, trường đại học chuyên ngành; (4) Ưu đãi của chính phủ.

Nguy cơ:

(1)Hàng điện tử tiêu dùng nhập khẩu tràn ngập (đặc biệt từ Trung Quốc) với giá rẻ khi các cam kết quốc tế có hiệu lực (CEPT, AFTA, WTO…); (2) Công nghệ thay đổi rất nhanh; (3)Hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nước còn rất hạn chế (Thiếu công nghệ nguồn); (4)Vốn đầu tư lớn, nếu không có thị trường đủ lớn dễ bị thua lỗ.

Thiết lập ma trận : ma trận SWOT(trang 34),ma trận QSTM (trang35)

Thông qua ma trận S.W.O.T và ma trận QSPM ta xác định hướng đi chính của công ty là lĩnh vực phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử -tin học, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực là linh kiện điện tử, cụm linh kiện, mục tiêu phấn đấu trở thành nhà sản xuất theo hợp đồng, sản xuất các thiết bị chính, sản xuất mẫu thiết kế chính … thông qua việc đầu tư nghiên cứu, hợp tác, liên kết với các trường đại học, liên doanh với các đối tác có công nghệ nguồn, đẩy mạnh hoạt động Marketing để thâm nhập thị trường và cạnh tranh tốt với linh kiện nhập ngoại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.pdf (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)