Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.pdf (Trang 61 - 73)

(1)Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực thông qua định hướng đào tạo. Cần tăng cường đào tạo nghề trong cơ cấu đào tạo. Chú trọng việc phân bổ lực lượng chuyên gia và các nhà khoa học đang làm việc tại các văn phòng đại diện bộ trưởng và chính phủ về các nhà máy công nghiệp. Bên cạnh đó cần có chính sách thông thoáng và ưu đãi để thu hút đội ngũ nhân tài là các chuyên gia Việt kiều đang làm việc tại nước ngoài.

(2)Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành điện tử. Bao gồm: (i) Thiết lập và duy trì một cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật về ngành điện tử trong nước, khu vực và cả thế giới; (ii)Ưu tiên khai thác các nguồn khoáng sản là nguyên liệu đầu vào; (iii)Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông; (iv) Xây dựng và đưa vào hoạt động nhanh chóng các khu công nghệ cao nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này; (v)Xây dựng trung tâm tư vấn về công nghệ quản lý.

(3)Cải cách thủ tục hành chính, dẹp bỏ tệ quan liêu, đấu tranh chống tham nhũng, chú trọng vào các ngành Hải Quan, thuế, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại, Bộ tài nguyên và môi trường nhằm làm giảm các chi phí bất hợp pháp mà doanh nghiệp phải gánh chịu, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

(4)Chính phủ cần phải nghiên cứu các chính sách để gắn kết việc nghiên cứu khoa học với thị trường. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng được thành tựu khoa học của các đơn vị nghiên cứu trong nước với chi phí thấp, hiệu quả cao. Đẩy mạnh hơn nữa chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. (5)Khuyến khích và có những chính sách đặc biệt nhằm thu hút các tổ chức nước ngoài đầu tư vào việc huấn luyện nâng cao chuyển giao công nghệ và chương trình nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.

(6)Bằng chính sách đầu tư và thuế, thu hút các nhà sản xuất theo hợp đồng trên thế giới bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ, Nhật, EU… đầu tư vào Việt Nam. Khi đã đầu tư vào Việt Nam, với danh tiếng và khả năng sẵn có đến lượt mình các nhà đầu tư sẽ giúp Việt Nam dần dần hình thành một trung tâm hay một mắc xích trong hệ thống dây chuyền sản xuất điện tử thế giới.

(7)Ràng buộc các nhà sản xuất điện tử công nghiệp nổi tiếng nước ngoài phải sử dụng các nhà sản xuất trong nước thực hiện các hợp đồng chìa khóa trao tay “thương mại” nếu muốn tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua 30 năm xây dựng và phát triển, luôn được chọn là ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, được hưởng nhiều sự bảo hộ và ưu đãi của chính phủ, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhất định. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra thiếu tính cạnh tranh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chủ yếu dựa vào lắp ráp. Cho dù chính phủ đã nổ lực bằng các chính sách nhân lực, công nghệ, thị trường, hợp tác … Sự ra đời của hai khu công nghệ cao tại Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, cùng với trường đại học Công Nghệ, các cuộc hội thảo triển lãm về công nghệ rầm rộ gần đây đã nói lên điều đó.

Chính sách vĩ mô là vậy, nhưng để ngành điện tử đất nước thực sự phát triển thì nỗ lực nội tại của các DN trong ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mới là yếu tố quyết định. Trên tinh thần đó, đề tài nghiên cứu đã thông qua những lý thuyết về cạnh tranh hiện đại của thế giới, qua thực trạng cụ thể tại công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa để đưa ra những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Các giải pháp bao gồm: (i)Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh; (ii)Nhóm giải pháp về nhân sự; (iii)Nhóm giải pháp Maketing; (iv)Nhóm giải pháp về phát triển năng lực lõi(v)Nhóm giải pháp về lựa chọn sản phẩm; (vi)Nhóm giải pháp nâng cao giá trị gia tăng; (vii)Nhóm giải pháp về tài chính; (viii)Nhóm giải pháp về công nghệ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan chủ quản và với chính phủ.

Trong nỗ lực của mình, người viết muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của công ty cũng như của ngành điện tử nước nhà. Rất mong nhận được sự ủng hộ và bổ sung của Thầy cô và bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[\

1. T.S Nguyễn Thanh Hội, T.S Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB thống kê.

2. Nguyễn Hữu Lam (chủ biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trịchiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo Dục.

3. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược và cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, dịch vụ vàø phát triển doanh nghiệp, NXB tổng hợp TP.HCM.

4. Don Taylor, Jeanne Smalling Archer (2004), Để cạnh tranh với những người khổng loà, NXB Trẻ.

5. Fred R.David (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê.

6. Michael Hammer và James Champy (2002), Tái lập công ty, NXB TP.HCM.

7. Michael E. Porter(1999), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ thuật.

8. Philip Kotler (1997), Quản trị marketing, NXB Thống Kê.

9. Philip Kotler (2003), Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường, NXB TP.HCM.

10. Rowan Gibson biên tập (2002), Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ.

11. Peter. F. Drucker (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ.

12. Các loại tạp chí: Phát triển kinh tế, Kinh tế sài gòn, Kinh tế và phát triển, Thương mại, Nhịp sống công nghiệp, Công nghiệp Việt nam.

13. Báo cáo định kỳ thị trường tháng 12/2003 các loại hàng kim khí điện máy tại thành phố HCM.

14. Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu năm 2003.

15. Bộ kế hoạch và đầu tư (1999), Tổng quan về tính cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê.

16. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2001, 2002 và 2003.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia.

18. Điều lệ công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.

19. Tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và ba năm 2001-2003, kế hoạch năm 2004 và định hướng năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 1

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA

+ Tên giao dịch quốc tế là: Viettronics Binh Hoa Company Limited.

+ Tên gọi tắc : VBH Co. Ltd.,

+ Trụ sở công ty : 204 Nơ Trang Long F12 -Q.Bình Thạnh - TP.HCM + Điện thoại : 08.8432472 / 8432458 + Fax : 08.8432460 + E-Mail : binhhoaco@hcm.fpt.vn + Website : http://www.viettronics-binhhoa.com + Tài khoản: * Nội tệ : 007.100.000.6449 (VNĐ)

Ngân Hàng Ngoại Thương TP.HCM (Vietcombank, chi nhánh TP.HCM) * Ngoại tệ : 007.137.008.2974 (USĐ)

Ngân Hàng Ngoại Thương TP.HCM (Vietcombank, chi nhánh TP.HCM)

+ Vốn điều lệ : 17.574.722.545 VNĐ

+ Giám đốc công ty : Trần Thanh Lưu

+ Chủ tịch công ty : Nguyễn Việt Hùng

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

I. Điện tử dân dụng.

1. Công ty điện tử Biên Hòa.

2. Công ty điện tử Bình Hòa – VBH. 3. Công ty điện tử Tân Bình – VTB. 4. Công ty điện tử Thủ Đức – VTD.

5. Công ty điện tử Hải Phòng – HAPELEC.

6. Công ty xuất nhập khẩu điện tử – VIETTRONIMEX. 7. Công ty điện tử viễn thông tin học Nghệ An – NALECO.

II. Điện tử chuyên dụng.

1. Công ty điện tử Đống Đa.

2. Công ty điện tử công nghệ – CDC. 3. Công ty điện tử công trình – VNC. 4. Công ty dịch vụ điện tử 2 - VESCO2.

III. Công nghệ thông tin

1. Công ty máy tính Việt Nam 1 - VIF

2. Công ty công nghệ thông tin – GENPACIFIC.

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH

1. Công ty Sony Việt Nam. 2. Công ty JVC Việt Nam.

4. Công ty Toshiba Việt Nam.

5. Công ty liên doanh TNHH nhựa Daewoo – Viettronics. 6. Công ty điện tử y tế kỹ thuật cao – AMEC.

7. Trung tâm công nghệ hội tụ đa phương tiện – MCT. 8. Công ty cổ phần máy tính Việt Nam – CMT.

9. Công ty cổ phần điện tử Phú Thọ Hòa.

PHỤ LỤC 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG VŨ KHÍ CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NGÀNH

Công nghệ cao Dịch vụ Chế tạo Tổng hợp

1. Vượt trội về kỹ

thuật 1. Danh tiếng về chất lượng 1. Danh tiếng về chất lượng 1. Danh tiếng về chất lượng 2. Danh tiếng về

chất lượng 2. Giữ nhân viên giỏi 2. Danh tiếng, thương hiệu 2. Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ 3. Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ 3. Danh tiếng, thương hiệu

3. Chi phí thấp 3. Danh tiếng thương hiệu 4. Mạng lưới

chăm sóc khách hàng

4. Hỗ trợ về sản

phẩm, dịch vụ 4. Đa dạng về sản phẩm 4. Giữ nhân viên giỏi 5. Giữ nhân viên

giỏi

5. Nguồn tài chính 5. Phân đoạn thị trường, tập trung 5. Chi phí thấp 6. Chi phí thấp 6. Định hướng khách hàng, nghiên cứu thị trường 6. Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ 6. Nguồn tài chính

Nguồn: Th.S.Đặng Ngọc Sự (2004), “Vũ khí cạnh tranh cho các Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa”, Kinh tế và Phát triển (80), tr45.

PHỤ LỤC 5

BẢNG GIÁ THAM KHẢO

(31/06/2004)

Loại Giá tháng 12 Ghi chú

VCD Mp3-size nhỏ 500.000đ Hàng TQ (Suny, Technich…)

VCD Mp3-size lớn 550.000đ Caliana, Calitech, VBT

VCD Mp3-Game* 570.000đ Caliana, Calitech, VBT

VCD

Mp3-VCD8000 600.000đ Hàng công ty điện tử Tiến Đạt

VCD 888 SN/SC 500.000đ Châu Cali DVD Mp3,size mỏng 900.000đ Hàng nhập lậu, TQ DVD Mp3,size mỏng 2.949.000đ Hàng công ty TCL DVD 8000 size

mỏng 1.200.000đ Hàng của Châu Electronic

DVD Châu CALI 1.200.000đ Châu ELECTRONIC

DVD BELCO 1.400.000đ Biên Hòa

BẢNG BÁO GIÁ (31/06/2004) Đơn giá Chủng loại Tên hàng hoá Giá sỉ Giá lẻ Ghi chú Quạt đứng có Remote 318.000đ/cái 335.000đ/cái Điện

CB an toàn 2501 330.000đ/cái 360.000đ/cái

BẢO

HÀNH 6 THÁNG

Đầu VCD 0301 610.000đ/cái 650.000đ/cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu VCD 8688 565.000đ/cái 620.000đ/ cái

Điện tử DVD HD-809 A 1.350.000đ/cá i 1.500.000đ/ cái BẢO HÀNH 12 THÁNG Máy lạnh 1 HP 4.950.000đ/cá i 5.050.000đ/ cái Máy lạnh 1,5 HP 5.960.000đ/cá i 6.080.000đ/cá i Điện lạnh Máy lạnh 2 HP 8.400.000đ/cá i 8.550.000đ/cá i BẢO HÀNH 24 THÁNG

71

PHỤ LỤC 6

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2003

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và giao nộp ngân sách.

Giá trị SXCN: 141.461.000.000đ So KH đạt 86%

Doanh thu : 41.687.000.000đ So KH đạt 91%

Nộp ngân sách: 3.178.000.000đ So KH đạt

194%

Lợi nhuận thực hiện: 3.230.000.000đ So KH đạt 148% Lợi nhuận để lại doanh nghiệp là :

1.750.300.058đ

Chia thành 5 loại quỹ như sau:

Quỹ phát triển SXKD (50%): 875.150.029đ

Quỹ dự phòng tài chính (10%): 175.030.006đ Quỹ dự phòng mất việc (5%): 87.515.003đ

Quỹ khen thưởng: 183.781.506đ Quỹ phúc lợi: 428.823.514đ Các sản phẩm cụ thể: Sản phẩm xuất khẩu: Mạch điện tử các loại: 505.160 cái

Biến thế và cuộn choke coil các loại (NLM) : 1.000.258 cái

Bộâ nguồn ổn áp DC : 489.390 cái

72

Cuộn dây choke coil :

8.356.121 cái

Biến thế THZ và cuôn cản coil :

775.061 cái

Sản phẩm nội địa:

Biến thế nội địa các loại:

280.715 cái

Gia công mạch điện tử SMT : 20.608 cái

Gia công mạch điện tử xuyên lỗ:

35.533cái

Gia công lắp ráp VCD, ampli: 12.443 cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DVD : 247 cái

VCD : 446 cái

Máy điều hòa không khí : 1.319 cái

Quạt máy: 100 cái

73

LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ THEO CEPT

Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Máy thu hình 60 60 60 55 45 25 5 Máy cassette 50 50 50 50 40 25 5 Máy video 50 50 50 50 40 20 5 Mạch in 5 5 5 5 5 5 5 Tụ điện 5 5 5 5 5 5 5 Điện trở 5 5 5 5 5 5 5 Mạch tích hợp 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA – ngày 13/03/2000.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.pdf (Trang 61 - 73)