Nhóm giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.pdf (Trang 57 - 58)

Đầu tư các dự án trong ngành điện tử cần phải có vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là đối với các công nghệ, dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, các thiết bị chính hay mẫu thiết kế chính. VBH lại có tiềm lực tài chính yếu :

Năm 2003, lợi nhuận để lại doanh nghiệp là: 1.750.300.058 đ trong đó chia thành 5 loại quỹ như sau:

-Quỹ phát triển SXKD (50%) : 875.150.029 đ. -Quỹ dự phòng tài chính (10%) : 175.030.000 đ. -Quỹ dự phòng mất việc làm (5%) : 87.515.003 đ.

-Quỹ khen thưởng :183.781.056 đ. -Quỹ phúc lợi : 128.823.514 đ.

Do vậy, muốn thực hiện được chiến lược kinh doanh đề ra, các giải pháp huy động vốn sau cần được thực hiện:

Đới với các dự án vốn lớn, công nghệ hiện đại mà công ty không đủ năng lực vốn cũng như trình độ quản lý thì việc lựa chọn giải pháp liên doanh là ưu tiên hàng đầu. Phần vốn góp của công ty sẽ là hệ thống nhà xưởng, kho tàng, lao động. Phần vốn của bên liên doanh (chủ yếu lựa chọn các đối tác nước ngoài có uy tín, trình độ cao về công nghệ, về quản lý) sẽ là máy móc thiết bị, qui trình công nghệ .. Nên ràng buộc các điều kiện về chuyển giao công nghệ, đào tạo … hay qui định các

loại NVL là sản phẩm của VBH trong hợp đồng liên doanh.

Đối với các dự án có đầu tư không lớn lắm và tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty thì nên huy động vốn qua các nguồn như: tự đầu tư, vay vốn tín dụng, tận dụng nguồn vốn vay từ tổng công ty … chú ý không dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

Việc thuê mua tài chính các máy móc thiết bị cũng là một giải pháp tốt, nó giúp công ty không bị áp lực lớn một lần về tài chính và nó cũng thuận lợi cho việc thử nghiệm dự án để biết chắc khả năng thành công. Đây là vấn đề quan trọng vì công ty có thể dừng dự án với một mức lỗ chấp nhận được khi mà dự án không thành công như mong đợi.

Cổ phần hóa công ty là việc làm thiết thực, cần chuẩn bị thực hiện. Cổ phần hóa giúp công ty huy động vốn với số lượng lớn từ nhiều nguồn khác nhau qua các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cổ phần hóa còn giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Sáp nhập cũng là một giải pháp tính đến, việc này sẽ giúp công ty mới có nguồn lực tài chính lớn hơn, qui mô lớn hơn … và khả năng cạnh tranh cao hơn.

Tận dụng nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, đặc biệt nguồn vốn vay kích cầu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Với chiến lược lựa chọn ngành điện tử là một ngành công nghiệp mũi nhọn cần tập trung đầu tư, chính phủ đã dành một nguồn vốn 60.000 tỷ đồng để đầu tư cho ba ngành công nghiệp mũi nhọn: đó là điện tử, hóa chất, công nghệ sinh học từ đây đến năm 2010. Đây là một cơ hội mà công ty nên chú trọng tận dụng để tìm nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên điện tử Bình Hòa.pdf (Trang 57 - 58)