Kiểm tra sau thông quan: * Mục đích giải pháp:

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 103 - 106)

- Khó khăn trong theo dõi việc thanh toán qua kho bạc và qua ngân hàng của DN:

3.3.4.2Kiểm tra sau thông quan: * Mục đích giải pháp:

K ết luận cuối chương 2:

3.3.4.2Kiểm tra sau thông quan: * Mục đích giải pháp:

KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành HQ thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai HQ đối với hàng hoá XK, NK đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai HQ làm cơ sở xem xét mức độưu tiên trong việc làm thủ tục HQ, kiểm tra, giám sát HQ và xử lý vi phạm (nếu có).

KTSTQ được thực hiện thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ, các chứng từ kế

toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá XK, NK; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hoá NK đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật HQ năm 2005, BTC đã có Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 về việc thành lập Chi cục KTSTQ trực thuộc các Cục HQ tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Căn cứ vào Quyết

định này, Cục HQ TPHCM đã thành lập Chi cục KTSTQ với biên chế tạm thời là 70 người. Theo dự báo, trong thời gian tới với việc triển khai các quy trình thủ tục mới như quy trình 874 và quy trình thủ tục HQĐT đối với loại hình gia công, SXXK, lượng hàng hóa được miễn kiểm tra (luồng xanh) sẽ ngày càng gia tăng (chiếm từ 80-90% tổng lượng hàng hóa XNK). Chính vì vậy, đòi hỏi hoạt động KTSTQ phải được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. * Cơ s xây dng gii pháp: - Luật HQ năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật HQ năm 2005 (Điều 32). - Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về thủ tục HQ, chếđộ kiểm tra, giám sát HQ.

- Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục HQ, kiểm tra, giám sát HQ.

- Thông tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về KTSTQ đối với hàng hoá XK, NK.

* Ni dung gii pháp:

- Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp, bao gồm các đội công tác (hiện Chi cục KTSTQ Cục HQ TPHCM có 5 đội). Có hai phương án bố trí nghiệp vụ cho các Đội.

Thứ nhất, bố trí quản lý theo địa bàn, theo DN theo mặt hàng và loại hình XNK. Thứ

hai, bố trí theo hoạt động nghiệp vụ như giá tính thuế, mã số hàng hóa, chính sách mặt hàng, kế toán, kiểm toán. Theo người viết, nên thực hiện theo phương án thứ hai vì có tính chuyên môn hóa cao. Khi thực hiện KTSTQ sẽ huy động được đội ngũ chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực, thực hiện công việc sẽ hiệu quả.

- Bổ sung thêm số lượng biên chế theo dự kiến khoảng 10% quân số cho Chi cục KTSTQ của Cục HQ TPHCM (khoảng từ 150 -200 cán bộ công chức).

- Thành phần cán bộ công chức được tuyển chọn từ các đơn vị có thể tương tự

như Chi cục HQĐT. Nếu không có đủ biên chế thì có thể tăng độ tuổi lên (dưới 45 tuổi thay vì 35 tuổi). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm phục vụ tốt công tác KTSTQ; tránh tình trạng bố trí cán bộ công chức không đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuổi đời quá lớn mà các đơn vị cửa khẩu không sử dụng được về Chi cục KTSTQ như trước đây.

- Tăng cường cán bộ công chức có trình độ cao về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán bằng cách tuyển chọn, đưa đi đào tạo hoặc tuyển dụng mới.

- Đầu tư trang thiết bị, máy móc, đường truyền và các công cụ hỗ trợ khác (sao chụp, lưu trữ tài liệu; hệ thống quản lý DN; bảo quản hồ sơ, khai thác thông tin v.v...)

đồng bộ, hiện đại, phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Đối với Chi cục HQĐT, trong thời gian thí điểm Đội KTSTQ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như các văn bản hướng dẫn hiện hành. Nếu mở

rộng phạm vi thực hiện thí điểm và thực hiện theo mô hình mới thì nên thay đổi tổ chức này và chuyển giao nhiệm vụ KTSTQ cho Chi cục KTSTQ.

- Có chính sách tiền lương và đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng đặc biệt này giống như Chi cục HQĐT. Có thể thực hiện thí điểm việc trích thưởng theo vụ việc nhằm khuyến khích động viên cán bộ công chức làm việc có hiệu quả và ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Mức thưởng phải thật minh bạch, cụ thể và thực sự có ý nghĩa đối với việc làm của cán bộ công chức, chứ không phải mang tính hình thức như hiện nay (50.000 đồng/vụ lập biên bản vi phạm, mỗi tháng không quá 100.000 đồng – tương

đương 2 vụ ). Đề nghị mức thưởng này từ 5-10% trị giá chênh lệch tiền thuế thu hồi cho nhà nước.

- Trên cơ sở thông tin thu thập từ các nguồn, tiến hành lựa chọn các DN, mặt hàng có tính rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm pháp luật HQ để thực hiện KTSTQ. Việc KTSTQ phải tiến hành có trọng điểm, mang tính chính xác cao và nhằm mục đích hạn chế, phòng ngừa các DN vi phạm pháp luật. Đối với các trường hợp cố tình vi phạm cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. * Li ích d kiến đạt được ca gii pháp:

- Tiết kiệm chi phí cho việc kiểm tra, kiểm soát.

- Thông quan hàng hóa nhanh, tiết kiệm chi phí cho DN. - Nâng cao hiệu quả quản lý của ngành HQ.

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 103 - 106)