16. Lợi nhuận sau thuế
2.1.NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN.
NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN.
2.1.1. Khái niệm nguyên liệu thủy sản:
Nguyên liệu là một trong ba yếu tố cơ bản( sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) của quá trình sản xuất. Nó cũng là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
Nguyên liệu thủy sản là các động thực vật sống trong môi trường nước, được khai thác, sản xuất ra và tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất, chế biến.
Trong quá trình sản xuất ản phẩm thì nguyên liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, chúng bị hao mòn toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị thì nguyên liệu chuyển toàn bộ phần giá trị vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
Nguồn nguyên liệu thủy sản của nước ta rất phong phú và đa dạng, bao gồm nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nguồn lợi hải sản. Nguyên liệu thủy sản không những có ở đại dương, ven biển, sông hồ,…mà nó còn có một lượng lớn trong nuôi trồng. Hiện nay nguồn nguyên liệu thủy sản nuôi trồng chiếm vai trò quan trọng đóng góp vào thủy sản hàng năm của nước ta.
2.1.2. Đặc điểm:
Nguồn nguyên liệu thủy sản có những đặc điểm sau:
2.1.2.1.Khả năng phục hồi tự nhiên của nguyên liệu thủy sản:
Nguồn nguyên liệu thủy sản là một tài nguyên vô cùng quý giá và có khả năng tái tạo lại, có giá trị kinh tế, kỹ thuật và có ý nghĩa quan trong đối với đời sống và sự phát triển kinh tế của nhân dân ta. Khả năng phục hồi tự nhiên của nguồn nguyên liệu thủy sản phụ thuộc vào đặc điểm của giống loài thủy sản, môi trường, điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy,cường độ khai thác của con người,… Vì vậy, để có được nguồn nguyên liệu ổn định
cho sản xuất, chúng ta cần phải biết khai thác nguồn lợi một cách hợp lý, chủ động áp dụng nhiều biện pháp trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Thực tế cho thấy rằng muốn khai thác, bảo vệ, và phát triển nguồn thủy sản thì ta cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Thông thường người ta hay khai thác hợp lý bằng cách:
• Điều tra, thăm dò, xác định trữ lượng chủng loại của nguồn lợi.
• Trong từng vùng khai thác, dựa vào kích thước cá trưởng thành mà quy định kích thước mắt lưới để khai thác đối với từng loài.
• Nghiêm cấm đánh bắt bằng chất nổ, rà điện, hóa chất, …có tính chất hủy diệt.
• Cấm khai thác các đối tượng thủy sản trong mùa sinh sản của chúng.
Bên cạnh đó thì việc nuôi trồng thủy sản cũng là cách có khả năng tái tạo nguồn lợi đã được sử dụng. con người sẽ tạo điều kiện cần thiết để tái sinh số lương được khai thác bằng cách:
• Chủ động phát triển ngành nuôi.
• Áp dụng các biện pháp hiệu quả để phát triển nguồn lợi thủy sản.
• Cấm khai thác tùy tiện, chặt phá rừng đầu nguồn, để rò rỉ chất độc hại làm ô nhiễm môi trường sống của sinh vật thủy sản.
2.1.2.2.Tính thời vụ:
Đây là đặc điểm chủ yếu làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Do tập quán sinh sống và đặc điểm sinh học của các loài nguyên liệu thủy sản, cùng với sự thay đổi có tính chất chu kỳ trong năm do các điều kiện thủy lý (dòng chảy, nhiệt độ,…), thủy hóa (nồng độ muối, các khoáng chất, hàm lượng oxy,…), và thủy sinh (hệ sinh vật, mồi,…) của môi trường sống tạo nên sự biến động sản luowngjcuar cơ sở nguyên liệu thủy sản vốn có tính chất chu kỳ này. Theo thống kê thì mùa vụ chính của ngành thủy sản phía Bắc từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, ở phía Nam từ tháng giêng đến tháng 10 (âm lịch).
Đặc tính mùa vụ của cơ sở nguyên liệu là nhân tố chủ yếu gây nên tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản. Đặc điểm này gây ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như sản lượng.
Việc nghiên cứu, đánh giá đúng tính mùa vụ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức khai thác, sản xuất. Đồng thời cho phép chúng ta tìm ra những biện pháp khắc phục tính mùa vụ như tổ chức phù hợp giúp cho việc khai thác thủy sản được hoạt động quanh năm mà không ảnh hưởng đến trữ lượng và phục vụ cho hoạt động chế biến của ngành chế biến tốt hơn. Cụ thể:
• Tăng cường trang bị kỹ thuật cho hoạt động khai thác, làm tốt công tác dịch vụ hậu cần.
• Trong chế biến chú trọng đa dạng hóa mặt hàng, kết hợp chuyên môn hóa sản xuất với kinh doanh tổng hợp để tận dụng khả năng sản xuất.
• Nắm bắt khả năng khai thác và nuôi trồng từng loại nguyên liệu trong vùng để có kế hoạch chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến.
2.1.2.3.Tính biến động của nguồn nguyên liệu:
Do ảnh hưởng của đặc tính mùa vụ mà nguồn nguyên liệu thủy sản luôn có sự biến động theo điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, trong từng mùa vụ, thời tiết, ngư trường, thời gian khác nhau.
Các loài cá biển thường có tốc độ di chuyển khá nhanh, có quy luật sinh trưởng và tập quán sinh sống khác nhau. Chúng sống quần tụ thành từng đàn và thích nghi với từng điều kiện môi trường nhất định. Mặc khác, nhiều loài còn có tập tính di cư theo mùa. Chính vì vậy mà trữ lượng nguồn lợi luôn có sự biến động, khó xác định chính xác. Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động khai thác, làm cho ngành thủy sản cũng mang nhiều yếu tố rủi ro.
2.1.2.4.Sự phân bố không đồng điều của nguyên liệu thủy sản:
Nước ta có đường bờ biển dài với nguồn lợi thủy sản rất phong phú, nhưng do điều kiện tự nhiên môi trường có sự khác nhau giữa các vùng, do đặc tính về nguồn thức ăn, nhiệt độ, dòng chảy, độ mặn,…của từng vùng khác nhau nên việc phân bố nguồn lợi thủy sản có sự khác biệt trên từng ngư trường.
Sự phân bố không đều của cơ sở nguyên liệu là căn cứ để thực hiện việc hợp lý hóa cơ cấu đầu tư và xây dựng các trung tâm nghề cá lớn. Việc nắm được các đặc điểm này sẽ cho phép thực hiện phân bố ngành nghề một cách thích hợp.
Do đặc điểm phụ thuộc vào nguồn lợi biển nên nguyên liệu thủy sản cũng phân tán trên từng khu vực, ngư trường. Sự phân bố không đều của nguồn lợi thủy sản đã tạo nên sự không đồng đều trong sự cung cấp nguyên liệu trên các vùng khác nhau của nước ta.
2.1.2.5.Tính khu vực:
Có đặc trưng theo địa lý. Những nơi có biển, nhiều ao hồ, sông rạch thì những nơi đó có điều kiện phát triển thủy sản. Đặc biệt tùy theo khu vực, từng ngư trường, từng mùa vụ thì có những sản phẩm đó cũng khác nhau. Ví dụ: ở phía Bắc các sản phẩm khai thác chủ yếu là các loại cá nổi, khả năng nuôi trồng thủy sản kém hơn khu vực Trung và phía Nam. Ở phía Nam, sản lượng khai thác chủ yếu là các loại cá đáy. Do vậy, các cơ sở chế biến thủy sản thường là sản xuất đa dạng các sản phẩm như: cá, tôm, cua, ghẹ, mực,…
Nguyên liệu thủy sản phần lớn là động vật, thực vật tươi sống, dễ bị hư hỏng và ươn thối trong quá trình bảo quản và chế biến. Do vậy, việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu cần phải có một chế độ bảo quản tốt thì mới đảm bảo được chất lượng của nguyên liệu. Đặc điểm này rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh bởi nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, quyết định đến giá thành sản phẩm và giá trị xuất khẩu.
Để khắc phục được đặc điểm này, đòi hỏi trong hoạt động khai thác và chế biến phải tổ chức công tác bảo quản sau thu hoạch, hệ thống dịch vụ hậu cần và công tác thu mua. Trong điều kiện nước ta hiện nay có thể áp dụng các biện pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại như: phơi khô, ướp muối, ướp bằng đá lạnh hoặc dùng thuốc kháng sinh,…Nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ướp đá.
Do đặc tính này mà nguyên liệu thủy sản sau khi mua về cần được chế biến ngay, tránh tình trạng dự trữ quá lâu làm giảm phẩm chất. Vì vậy, việc thu mua nguyên liệu cần thiết phải quan tâm đến vấn đề vận chuyển, bảo quản nguyên liệu, nếu không sẽ không có nguyên liệu tốt cung cấp cho sản xuất, từ đó sẽ không thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.