16. Lợi nhuận sau thuế
3.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẤY MẠNH CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17.
Qua phân tích thực trạng của công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 cùng với kiến thức của mình em xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy công tác thu mua nguyên vật liệu như sau:
• Tìm hiểu về cơ sở nguồn nguyên liệu: Công ty muốn có kết quả tốt hơn trong thu mua thì nhân viên thu mua phải hiểu rõ được tình hình của nguyên liệu thủy sản, hiểu được dòng chảy của nguyên liệu, và nơi nào là vùng nguyên liệu trọng điểm của thủy sản. Hiểu được những điều này thì công tác thu mua nguyên liệu của công ty sẽ hiệu quả hơn, ít tốn chi phí hơn.
• Thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu:
Những năm gần đây, ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh, số lượng các doanh nghiệp chế biến hải sản ngày càng tăng, trong khi sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. Mặt khác, chuỗi liên kết trong khai thác, cung ứng, sử dụng nguyên liệu giữa ngư dân và doanh nghiệp còn rất rời rạc. Thêm vào đó là tình trạng khai thác hải sản ồ ạt, không chọn lựa chủng loại, các loại cá tạp phải sử dụng lãng phí vào việc chế biến bột cá, thức ăn gia súc, trong khi nguồn lợi hải sản đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến nguyên liệu đầu vào cho công ty ngày càng thiếu trầm trọng. Mà theo báo cáo của ngành thủy sản, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến chỉ hoạt động từ 50-60% công suất do thiếu nguyên liệu. Nên việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp là công việc cấp thiết của công ty nhằm tạo ra mối quan hệ làm ăn lâu dài để có thể ổn định về nguyên liệu đầu vào cho công ty.
Nên ký hợp đồng thu mua dài hạn với nậu, vựa và thỏa thuận các điều khoản về giá cả, và vận chuyển nguyên liệu. Đôi khi công ty nên có những khoảng hoa hồng hợp lý cho các chủ nậu vựa hoặc ứng tiền trước khi họ thiếu vốn để thu mua.
Công ty nên chú trọng và đầu tư vào các hộ nuôi từ con giống, quy trình nuôi, thu hoạch, chế biến, môi trường để có được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Công ty nên đặt các điểm thu mua nguyên liệu tại các bến thu mua để tiện cho người dân và công ty thông tin cho ngư dân biết nhà máy chế biến đang cần nguyên liệu gì, chất lượng ra sao, kích cỡ như thế nào, thời điểm
thu mua. Từ đó, ngư dân sẽ biết khai thác có chọn lọc, giảm bớt các loại cá không dùng để xuất khẩu, nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản và bảo đảm chất lượng nguyên liệu cung ứng cho công ty. Cùng với đó công ty cần liên hệ với ngư dân và hỗ trợ họ về kỹ thuật như bảo quản nguyên liệu như thế nào là tốt nhất để có thể thu mua được nguyên liệu tốt và với giá có lợi nhất cho công ty.
• Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty:
Đây là khâu rất quan trọng của công ty, nếu việc tiêu thụ tốt thì dẫn đến việc thu mua nguyên liệu cũng nhiều hơn, linh hoạt hơn. Còn nếu đầu ra gặp khó khăn thì chất lượng sẽ kém đi, và gây ứ động vốn trong công ty khiến việc thu mua nguyên liệu cũng không hiệu quả. Vậy nên hai khâu thu mua và tiêu thụ luôn tác động lên nhau, song song cùng nhau:
Công ty cần quan tâm đến thị trường trong nước, đây cũng là thị trường tiềm năng. Nhu cầu và tiêu thụ thuỷ sản của hộ gia đình và tiêu thụ thuỷ sản bình quân trên đầu người tại VN ngày càng tăng. Với số dân khoảng 86 triệu người và sản phẩm thuỷ sản đang được người tiêu dùng ưa chuộng đã tạo ra những thuận lợi lớn để phát triển thị trường thuỷ sản VN thành một trong những thị trường thuỷ sản lớn của khu vực.
Công ty cần lập một phòng marketing chuyên quảng bá sản phẩm và nghiên
cứu thị trường, cải tiến công nghệ, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Và cải thiện lại website của công ty để khách hàng có thể dễ truy cập tìm hiểu về sản phẩm và có thể nêu lên ý kiến của họ về chất lượng, mẫu mã,…và không ngừng quảng cáo về hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua các báo chí, truyền thông trong nước và nước ngoài. Và thúc đấy các hoạt động bán hàng, chào hàng. Thông qua cá hoạt động này có thể quản bá về công ty tốt hơn và ta có thể nhận được sự phản hồi của khách hàng nhanh nhất, cu thể nhất.
Duy trì sản xuất trong nước và quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu qua một số nước khác, tìm kiếm các khách hàng mới, tạo dựng mối qua hệ làm ăn lâu dài thì việc tiêu thụ của công mới bền vững được.
Khi môi trường ngày càng phát triển như vậy thì con người sẽ chú tâm đến sức khỏe của họ hơn nên việc chất lượng là yếu tố rất quan trọng. Vì thế mà công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình dặc biệt là khâu an toàn thực phẩm để có thể tạo được niềm tin trong lòng khách hàng.
Ngày nay khi xuất khẩu sản phẩm người ta xem xét rất kỹ về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ của nguyên liệu. Muốn cho việc xuất khẩu đạt hiệu quả và được sự tín nhiệm của khách hàng thì công ty cần kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong bảo quản, sơ chế nguyên liệu hải sản của mình. Tất cả các đại lý, cơ sở thu mua, cơ sở sơ chế nguyên liệu phải đáp ứng quy chuẩn về điều kiện an toàn vệ sinh,chỉ thu mua các lô nguyên liệu có giấy chứng nhận chất lượng.
• Sử dụng công cụ giá linh hoạt hơn:
Trong thu mua nguyên liệu giá cả đóng vai trò rất quan trọng, nó luôn biến động do chất lượng nguyên liệu, cung cầu thị trường, chủng loại nguyên liệu,…
Khi thu mua tùy vào thời điểm: mùa vụ hay trái mùa, mức cạnh tranh thì doanh nghiệp luôn đưa ra mức giá phù hợp nhất với yêu cầu sản xuất của công ty. Và cũng tùy vào địa bàn khác nhau mà giá cả khác nhau. Công ty nên nắm bắt thông tin về giá này vào từng thời điểm, mùa vụ để đưa ra mức giá hợp lý có thể thu mua phục vụ cho sản xuất tốt nhất.
Việc linh động giá trong quá trình thu mua sẽ tạo cho công ty có tính cạnh tranh cao. Khi việc thực hiên giá tốt thì ta sẽ mua được những sản phẩm chất lượng tốt hơn và qua đó nó cũng làm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh, số lượng các doanh nghiệp chế biến hải sản ngày càng tăng, trong khi sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. Điều này ngày càng khó khăn hơn cho các công ty xuất khẩu thủy sản như công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.
Qua phân tích thực trạng tại công ty ta càng thấy rõ hơn về tầm quan trọng của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty chế biến thủy sản. Có thể
nói hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu sẽ tạo ra hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Đề tài “ một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-f17” với sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Đình Quyết cùng các cô chú trong công ty đã cho em có cơ hội phần nào được tiếp cận với thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh để em có thể hoàn thiện hệ thống kiến thức mình hơn. Và cũng qua đây em cũng mong muốn đóng góp những ý kiến của mình để trong thời gian tới công ty sẽ có hoạt động thu mua tốt hơn.
Kiến thức còn nhiều hạn chế, và kinh nghiệm thực tế chưa có nên em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy(cô), cô, chú để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện