Nội dung công tác thu mua nguyên liệu: 1.Thị trường nguyên liệu:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.doc (Trang 67 - 71)

16. Lợi nhuận sau thuế

2.2.2. Nội dung công tác thu mua nguyên liệu: 1.Thị trường nguyên liệu:

2.2.2.1.Thị trường nguyên liệu:

Thị trường nguyên liệu thủy sản là nơi tập trung mua bán các loại nguyên liệu thủy sản. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục.

- Nguồn cung ứng nguyên liệu: cần nắm bắt được các đặc tính của nguồn nguyên liệu để có chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý.

- Chất lượng nguồn hàng: thu mua được những nguyên liệu có chất lượng tốt là điều kiện cần thiết để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh tranh.

- Điều kiện thanh toán: nếu doanh nghiệp có điều điện thanh toán tốt hơn trong thu mua thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh thu mua, có thể có được những nguyên liệu tốt hơn, số lượng cũng đảm bảo. Và ngược lại nếu điều kiện thanh toán trong thu mua của doanh nghiệp không tốt thì doanh nghiệp có thể không mua được nguyên liệu tốt cũng như là sức cạnh tranh sẽ kém đi.

- Giá cả thu mua: giá thu mua nguyên liệu ảnh hưởng đến giá đầu ra của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp nào mua được giá thấp thì chi phí giá thành của sản phẩm sẽ giảm xuống.

- Chi phí lưu thông: cần nghiên cứu địa bàn thu mua để cho chi phí này là tối thiểu vì chi phí này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

2.2.2.2.Kế hoạch thu mua nguyên liệu:

Kế hoạch thu mua nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu mua vì dựa vào đó mà việc tiến hành thu mua được tiến hành hiệu quả hơn. Khi đã có kế hoạch thì tất yếu là đã tính toán trước việc thu mua như thế nào, lượng dự trữ hợp lý, và hơn hết là việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất.

Khi xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu thì cần căn cứ vào các yếu tố sau: - Tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Năng lực sản xuất.

- Hệ thống định mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm. - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường.

- Mức độ khó khăn trong thị trường mua, bán nguyên liệu.

- Tình hình thu mua nguyên liệu của năm trước và các chỉ tiêu kế hoạch trong năm. - Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán.

- Hệ thống kho tàng hiện có của doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch tiến độ thu mua nguyên liệu:

- Xác định thời gian mua, thời gian giao hàng và thời gian sử dụng các loại nguyên vật liệu đó.

Việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện theo hai phương pháp:

- Tính trực tiếp đối với các loại nguyên liệu đã có sẳn định mức theo tiêu hao: lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm đó.

- Tính gián tiếp đối với những loại nguyên liệu chưa xây dựng được định mức bằng cách: lấy mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ trước làm gốc nhân với tỷ lệ tăng sản lượng của kỳ cần mua.

2.2.2.3.Phương thức thu mua nguyên liệu:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra theo kế hoạch thì doanh nghiệp phải có phương thức thu mua nguyên liệu sao cho đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức thu mua nguyên liệu sau:

 Thu mua trực tiếp:

Doanh nghiệp sẽ tiến hành trực tiếp thu mua từ ngư dân và nuôi trồng thủy sản bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên lạc trực tiếp với ngư dân hoặc họ sẽ cử người của công ty xuống tận nơi để mua nguyên liệu. Đối với hình thức này thì chỉ áp dụng được với những doanh nghiệp có quy mô lớn vì họ phải ra ngoài khơi mới thu mua được và điều này thì tốn rất nhiều chi phí. Ngoài ra doanh nghiệp còn tổ chức các trạm thu mua tại các địa bàn ngoài tỉnh cùng với sự giám sát của cán bộ thu mua của doanh nghiệp tại địa bàn đó.

- Ưu điểm: thu mua được nguyên liệu với giá thấp.

- Nhược điểm: tốn nhiều chi phái cho công tác thu mua, vì nguồn nguyên liệu thì phân tán rải rác chứ không tập trung. Hơn nữa số lượng thu mua sẽ không được nhiều.

 Thu mua nguyên liệu thông qua trung gian:

Là phương thức mà doanh nghiệp thu mua nguyên liệu qua các nậu, vựa.

- Ưu điểm: có thể mua với số lượng lớn, nguồn hàng ổn định hơn thu mua trực tiếp và chất lượng được đảm bảo hơn.

- Nhược điểm: giá của nó sẽ cao hơn thu mua trực tiếp.

Mạng lưới thu mua là việc tổ chức lựa chọn địa điểm thu mua khác nhau của doanh nghiệp. Việc xác định địa điểm thu mua trọng yếu là rất quan trọng đối với nguyên liệu nói chung và nguyên liệu thủy sản nói riêng là nguồn nguyên liệu mang tính mùa vụ và phân bố rộng khắp nơi. Vì thế nên việc xây dựng mạng lưới thu mua cần thỏa mãn các yêu cầu:

- Mang tính khoa học. - Cân đối và hợp lý. - Đơn giản và hiệu quả.

- Phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

- Phát huy tính năng động, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu mua.

2.2.2.5.Vốn dùng cho công tác thu mua:

Vốn dùng cho thu mua nguyên liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng công thức sau:

V=∑Qi* Pi Trong đó:

V: vốn dùng cho thu mua nguyên liệu. Qi: sản lượng nguyên liệu loại i. Pi: giá thu mua nguyên liệu loại i.

Vốn dùng cho công tác thu mua là một bộ phận của vốn lưu động, cho nên hiệu quả thu mua tốt thì sẽ làm giảm bao nhiêu chi phí, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung.

2.2.2.6.Giá thu mua nguyên liệu:

Cũng như các mặt hàng khác thì thủy sản cũng chịu sự tác động của thị trường, phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cung cầu, giá cả của thị trường.

Giá thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng thu mua, tù đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa nguyên liệu thủy sản lại mang tính chất mùa vụ, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá của nguyên liệu. Vào mùa vụ thì giá thủy sản tương đối rẻ nhưng những lúc trái mùa thì giá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm, thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã làm giá cao lại càng cao hơn.

Chính sự biến động như vậy mà doanh nghiệp cũng khó xác định được giá mua thủy sản cụ thể. Nhiều khi doanh nghiệp thu mua nguyên liệu phải chấp nhận của nhà cung

ứng quy định. Hay dựa vào đối thủ cạnh tranh của mình, nếu đối thủ mua với giá thấp thì doanh nghiệp cũng mua với giá thấp, và khi họ nâng giá thì mình cũng buộc phải nâng giá khi doanh nghiệp cần nguồn đầu vào để tiếp tục công việc sản xuất.

2.2.2.7.Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu:

Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu là lực lượng lao động cần thiết phục vụ cho công tác thu mua nguyên liệu. Đội ngũ này đóng vai trò rất quan trọng cho nguồn đầu vào của công ty nên đòi hỏi họ phải có đủ năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo cho chất lượng và cả số lượng của nguyên liệu thu mua.

Để xác định lượng người đủ cho đội ngũ thu mua thì căn cứ vào các yếu tố sau: - Khối lượng công việc cần hoàn thành trong kỳ.

- Phân tích công việc làm cơ sở để xác định lượng lao động hao phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc trong kỳ.

- Trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi công nghệ. - Cơ cấu tổ chức quản lý.

- Khả năng nâng cao chất lượng và năng suất của nhân viên. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Việc trả lương cho lực lượng lao động phục vụ công tác thu mua nguyên liệu cũng giống như việc trả lương cho lực lượng lao động khác. Nó được hình thành trên cơ sở của việc thỏa thuận giữa những người lao động và người sử dụng lao động, phải phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.

2.3.HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU: 2.3.1. Khái niệm hiệu quả:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất như: lao động, hiệu quả sử dụng vốn, đối tượng lao động, nguyên vật liệu,…

Khi doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, điều này tức là làm cho giá thành sản phẩm giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng sản xuất doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.doc (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w