2.2.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU: 2.2.1 Khái niệm và vai trò của công tác thu mua nguyên liệu:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.doc (Trang 66 - 67)

16. Lợi nhuận sau thuế

2.2.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU: 2.2.1 Khái niệm và vai trò của công tác thu mua nguyên liệu:

2.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác thu mua nguyên liệu:

2.2.1.1.Khái niệm:

Công tác thu mua là giai đoạn đầu của quá trình sản xuất nhằm phân phối nguyên liệu cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Vấn đề đặt ra với công tác này là phải thu mua nguyên liệu cần đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo được tính liên tục trong sản xuất.

Thực chất, thu mua nguyên liệu là quá trình mua sắm nguyên liệu. trong quá trình này mua sắm này ta cần quan tâm đến chọn nguyên liệu, chọn nhà cung cấp, khối lượng đặt hàng,thời gian và điều kiện giao hàng, điều kiện dịch vụ và điều kiện thanh toán,…

2.2.1.2.Vai trò:

Thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp được sản xuất một cách liên tục, đạt được kết quả cao thì cần phải có nguồn nguyên liệu đầy đủ, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Đảm bảo được điều này thì năng suất lao động sẽ tăng và các sản phẩm ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguyên liệu hợp lý, tiết kiệm thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành của sản phẩm, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn.

Về công tác quản lý cũng theo đó mà đạt kết quả tốt hơn. Ví dụ về lao động, thiết bị, vốn, …sẽ ít mất hơn, hao hụt cũng thấp.

Như vậy ta thấy được công tác thu mua nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể đẻ thu mua nguyên liệu trong từng thời điểm khác nhau nhằm

đảm bảo sự thành công trong sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo được tốt hơn.

2.2.1.3.Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu trong doanh nghiệp chế biến thủy sản:

Như đã nói ở trên ta thấy được tầm quan trọng của công tác thu mua nguyên liệu, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Nguyên liệu thủy sản là đầu vào của quá trình sản xuất, nếu không có nguyên liệu thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành. Vì vậy mà công tác thu mua là hoạt động rất quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công tác thu mua luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong vấn đề thu mua nguyên liệu thì cần giải quyết các yêu cầu như: số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, nguyên liệu, giá cả,…

Số lượng và chất lượng luôn đi đôi với nhau, gắn bó chặt chẽ. Nếu doanh nghiệp chỉ chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp vì các sản phẩm kém chất lượng mặc dù nó có đáp ứng kịp cho sản xuất. Không cải thiện ngay thì công ty sẽ dẫn tới thô lỗ, và có khi bị khách hàng của mình tẩy chay. Ngược lại khi công ty chạy theo chất lượng thì sẽ không đủ nguyên liệu cho sản xuất, không đáp ứng kịp đơn đặt hàng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng thấp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm cả hai yếu tố là chất lượng và số lượng.

Ngày nay, hàng loạt cơ sở thủy sản được thành lập, nguồn nguyên liệu thủy sản thì cạn kiệt. Môi trường cạnh tranh vốn dĩ khốc liệt ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp phải có những biện pháp tiến hành đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu để có thể đáp ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.doc (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w