16. Lợi nhuận sau thuế
3.4. Đánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty: 1 Kết quả công tác thu mua nguyên liệu:
3.4.1. Kết quả công tác thu mua nguyên liệu:
Bảng 22: cơ cấu nguyên liệu thu mua theo sản lượng.
Mặt
hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Tôm 8,095,031.57 71.13 11,591,658.05 91.17 9,350,250 93.37 Cá 2,592,084.20 22.78 819,433.14 6.45 330,060 3.30 Mực 284,528.20 2.50 133,012.40 1.05 79,520 0.79 Ghẹ 409,154.90 3.60 169,922.30 1.34 254,240 2.54
Tổng 11,380,798.87 100.00 12,714,025.89 100.00 10,014,070 100.00 Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: sản lượng thu mua ở năm 2009 là cao nhất và năm 2010 là thấp nhất và tỷ trọng thu mua nguyên liệu của các mặt hàng có sự thay đổi qua các năm, cụ thể như sau:
Sản lượng tôm là sản lượng được thu mua nhiều nhất trong các mặt hàng của công ty và sản lượng này tăng dần qua các năm. Năm 2008 sản lượng này thu mua chỉ đạt được 71.13% trong tổng số lượng thu mua và đến năm 2009 sản lượng này đã tăng lên nhiều hơn đạt 91.17% , nguyên nhân là do sản lượng thu mua của các nguyên liệu khác đã giảm dần.Đến năm 2010 việc thu mua tôm đạt 93.37% trong tổng sản lượng thu mua năm 2010, tương ứng với 9,350,250 kg.
Sản lượng cá thu mua vào năm 2008 là cao nhất và nó giảm dần qua thời gian, năm 2008 sản lượng này được 2,592,084.20 kg, chiếm 22.78% trong sản lượng thu mua, sang năm 2009 sản lượng này đã giảm xuống còn 819,433.14 kg, và chiếm có 6.45% và đến năm 2010 sản lượng này chỉ còn chiếm 3.30% trong số lượng thu mua năm 2010, tương ứng với 330,060 kg.
Sản lượng mực thu mua cũng giảm dần qua các năm, năm 2008 sản lượng thu mua mực đạt 284,528.20 kg, chiếm 2.50% trong sản lượng thu mua, năm 2009 chỉ đạt được 1.05%, tương đương với 133,012.40 kg, và năm 2010 thì sản lượng thu mua là thấp nhất 79,520 kg, chiếm 0.79% so với sản lượng thu mua của năm 2010. Đây cũng là sản lượng thu mua thấp nhất của công ty.
Năm 2008 sản lượng thu mua ghẹ đạt được 409,154.90 kg chiếm 3.6 % trong sản lượng thu mua, sang năm 2009 thì giảm xuống còn 169,922.30 kg, tương ứng với 1.34% trong sản lượng thu mua của năm, và năm 2010 tình hình có cải thiện hơn tí, đạt được 254,240kg, chiếm 2.54% so với sản lượng thu mua của năm, nhưng số lượng thu mua còn thấp.
Như vậy trong cơ cấu thu mua nguyên liệu của công ty trong ba năm thì tôm đóng vai trò rất quan trọng, là loại nguyên liệu chủ yếu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguyên liệu thu mua.
Bảng 23: cơ cấu các loại nguyên liệu theo giá trị.
Mặt hàng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Tôm 410,118,040,436 83.81 497,380,513,779 92.85 546,785,690,000 95.71 Cá 58,726,967,049 12.00 27,240,033,645 5.09 11,741,280,000 2.06 Mực 5,449,283,294 1.11 4,283,702,497 0.80 3,471,750,000 0.61 Ghẹ 15,028,852,884 3.07 6,779,523,400 1.27 9,275,430,000 1.62 Tổng 489,323,143,663 100.00 535,683,773,321 100.00 571,274,150,000 100.00 Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị nguyên liệu thu mua qua các năm tăng lên. Năm 2008 có tổng giá trị nguyên liệu là 489,323,143,663 đồng, năm 2009 đã tăng lên và đạt được 535,683,773,321 đồng, và năm 2010 là có giá trị thu mua lớn nhất 571,274,150,000 đồng. Cụ thể như sau:
- Giá trị nguyên liệu tôm tăng dần theo các năm, năm 2008 là 410,118,040,436 đồng, chiếm 83.81% tổng giá trị thu mua, năm 2009 được 497,380,513,779 đồng, chiếm 92.85% giá trị thu mua năm 2009, và năm 2010 tỷ trọng này chiếm cao nhất trong mọi năm là 95.71%, tương ứng với 546,785,690,000 đồng.
- Cá thì đi ngược lại với tôm, nó giảm dần qua các năm, năm 2008 đạt 58,726,967,049 đồng, chiếm 12% trong tổng giá trị thu mua, năm 2009 đạt 27,240,033,645 đồng, chỉ chiếm 5.09% và sang năm 2010 thì nó chỉ còn 2.06% tương đương với 11,741,280,000 đồng.
- Mực cũng vậy, cũng giống với cá là giảm qua các năm, năm 2008 đạt 5,449,283,294 đồng, chiếm 1.11% trong tổng giá trị thu mua, năm 2009 đạt 4,283,702,497 đồng, chỉ chiếm 0.8% và sang năm 2010 thì nó chỉ còn 0.61% tương đương với 3,471,750,000 đồng. Số lượng thu mua này còn quá khiêm tốn.
- Mặt hàng ghẹ thì giảm mạnh vào năm 2009 nhưng sau đó năm 2010 có chú tăng lên nhưng mức tăng này còn quá khiêm tốn, cụ thể như sau: năm 2008 đạt 15,028,852,884 đồng, chiếm 3.07% trong tổng giá trị thu mua,, năm 2009 chỉ còn 6,779,523,400 đồng, chiếm 1.27%, và năm 2010 đạt 9,275,430,000 đồng, chiếm 1.62%.
Từ hai bảng trên ta có thể tổng hợp bảng giá trị nguyên liệu thu mua qua các năm như sau:
Bảng 24: bảng tổng hợp giá trị nguyên liệu thu mua qua các năm. Sản lượng (kg) Giá trị (đồng) Năm 2008 11,380,798.87 489,323,143,663 Năm 2009 12,714,025.89 535,683,773,321 Năm 2010 10,014,070.00 571,274,150,000 Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty F17 vào năm 2009 đạt kết quả cao nhất. Nó tăng hơn so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 thì sản lượng thu mua này lại giảm đi. Trong khi đó giá trị của nó lại tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ là giá của nguyên liệu đã tăng cao, làm cho chi phí thu mua tăng cao và nó sẽ làm giảm hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu.
Cụ thể như sau:
Bảng 25: giá bình quân của các mặt hàng trong 3 năm. Đvt: đông/kg
Mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tôm 50,662.93 42,908.49 58,478.19 Cá 22,656.27 33,242.53 35,573.17 Mực 19,152.00 32,205.29 43,658.83 Ghẹ 36,731.45 39,897.79 36,482.97 Tổng 42,995.50 42,133.29 57,047.15 Nhận xét:
Ta thấy hầu như giá của nguyên liệu đều tăng theo các năm và giá cao nhất là vào năm 2010. Giá của tôm, cá, mực đều tăng lên so với các năm trước đó và đến năm 2010 giá bình quân này đạt lần lượt là 58,478.19 đồng/kg, 35,573.17 đồng/kg, 43,658.83 đồng/kg, còn mặt hàng ghẹ thì có khác một tí là sang năm 2010 thì giá nó lại giảm so với năm 2009 là 3,396.82 đồng/kg. Hầu hết các giá thu mua nguyên liệu tăng lên làm giảm hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu của công ty.