- Để tuyển dụng nguồn nhân lực công ty thường đăng trên các báo Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ,
Chăm sóc khách
3.4. ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU DV BẢO VỆ 247 1 Thuận lợi và khó khăn
3.4.1. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Được sự quan tâm đầu tư của ban quản lý công ty, có các chính sách dành cho thương hiệu có đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc.
Tình hình kinh doanh đang ổn định và còn khả năng phát triển, thu nhập của nhân viên cũng dần được đảm bảo cho đời sống và an tâm làm việc. Thời điểm tập trung vào ổn định và củng cố lực lượng cùng với thương hiệu.
Uy tín thương hiệu ngày càng được củng cố hơn, được nhiều người biết đến. Thường xuyên có đợt đánh giá sư thỏa mãn của khách hàng, tìm hiệu nhu cầu và thị trường tiêu dùng.
Ngành dịch vụ bảo vệ đang nhà nước quan tâm và tạo diều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh dịch vụ.
Việc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ ra đời, tạo sự cạnh tranh ngày càng gay go, mức độ giảm giá của các công ty mới thành lập, thúc đẩy giá thị trường thấp.
Công ty thiếu thông tin, kiến thức về thương hiệu, hầu hết mọi người đều cho rằng rất cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu nhưng lại rất ít người hiểu trả lời được rằng xây dựng thương hiệu cần phải bắt đầu từ đâu và thực chất nội hàm của thương hiệu là gì. Trước đây bộ phân Marketing chưa có một hoạch định kế hoạch phát triển nào cho thương hiệu. Nhận thức về thương hiệu chưa đầy đủ và chưa thống nhất từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên các cấp thấp nhất để có thể đề ra một chiến lược thương hiệu hiệu quả.
Trình độ của nguồn nhân lực trong công ty chua cao, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ lãnh đạo còn yếu, kiến thức về thương hiệu thấp, trình độ của đội ngũ nhân viên chưa cao. Đã thế, các doanh nghiệp lại chưa có nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ xây dựng thương hiệu của đội ngũ cán bộ của mình
Công ty vẫn chưa có chính sách đào tạo, huấn luyện cho chức danh quản lý thương hiệu, chủ yếu là các hoạt động của bộ phận Marketing để truyền tải thông tin, tiếp thị, và các hoạt động quan hệ liên kết, ... tạo dựng thương hiệu của mình đến khách hàng.
Yêu cầu khách hàng ngày càng cao, làm việc theo các tiêu chuẩn ISO, những tiêu chuẩn về con người và luật về áp tải vận chuyển theo ISO chặc chẽ, ... yêu cầu những nhân viên luôn luôn phải học hỏi nhanh chống tiếp cận.Trình độ của nhân viên bảo vệ có giới hạn, nên hay xảy ra những vấn đề truyền đạt, đào tạo và giao tiếp,...
Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện về sở hữu trí tuệ, hơn nữa, trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa do đó sự nhằm lẫn thường cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa. Bởi vậy, công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu thường được đánh đồng với đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Mặc dù đã có các quy định về bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, nhưng những văn bản hướng dẫn thực thi và việc thực thi các quy định còn không ít hạn chế. Với các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, khung hình phạt của chúng ta còn quá nhẹ, chưa đủ để răn đe, dẫn tới việc vi phạm tràn lan, khó kiểm soát, vi phạm đến đâu thì xử lý đến đó.
Sự thiếu phối hợp trong các cơ quan thực thi bảo hộ thương hiệu, hiện nay ở Việt Nam, có nhiều cơ quan cùng tham gia việc thực thi bảo hộ thương hiệu, cả hệ thống tòa án và hệ thống thực thi hành chính đều tham gia vào công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, riêng hệ thống thực thi hành chính bao gồm nhiều cơ quan: Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý thị trường, Thanh tra khoa học công nghệ, Công an kinh tế, Bộ đội biên phòng và Hải quan. Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này và sự phối hợp giữa các ban, ngành chưa cao, cơ sở dữ liệu chung cho hệ thống này chưa có, khiến các cơ quan chức năng mất rất nhiều thời gian trong việc triển khai các biện pháp xử lý. Do vậy, ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam trở thành nạn nhân của tình trạng đánh cắp và nhái thương hiệu.
Thiếu vắng các chuyên gia giỏi về thương hiệu :Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này cũng ít về số lượng, thiếu kĩ năng về chuyên môn. Phần lớn các công ty tư vấn chỉ đơn thuần giúp các doanh nghiệp đăng kí nhãn hiệu: rất ít công ty chuyên sâu về phát triển thương hiệu. Các công ty tư vấn nước ngoài tuy có tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao song còn hạn chế về hiểu biết tâm lý và văn hóa bản địa nên cũng chưa cung cấp được dịch vụ hỗ trợ hiệu quả.