- Để tuyển dụng nguồn nhân lực công ty thường đăng trên các báo Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ,
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt để hội nhập với nền kinh tế thế giới, vai trò của thương hiệu càng quan trọng hơn bao giờ hết. Xây dựng và phát triển thương hiệu vì thế đã trở thành một đòi hỏi, một hướng đi cần thiết đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Một số doanh nghiệp đã nhận thức được điều này và đã chú ý đến việc đầu tư, tổ chức nhân sự cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, công ty 247 cũng đang bắt đầu. Công ty sẽ không dừng lại ở việc có thương hiệu riêng mà còn thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu nhằm tăng tính cạnh tranh của thương hiệu và tạo ra thương hiệu bền vững trên thị trường.
Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trước hết đó là do hạn chế trong nhận thức của các doanh nghiệp, quan niệm về thương hiệu của ban quản lý, phần lớn vẫn xuất phát từ mục tiêu ngắn hạn, dưới sức ép của doanh số, thiếu một tầm nhìn dài hạn. Hơn nữa, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nhưng ngân sách dành cho hoạt động này vẫn còn quá khiêm tốn, điều này một phần là do qui định về quản lý tài chính của Nhà nước quá chặt chẽ nhưng phần lớn vẫn do ban cán bộ quản lý chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và lợi ích của một thương hiệu vững mạnh và chưa có đội ngũ nhân viên về thương hiệu có tài giỏi, chưa phát huy hết khả năng. Ngoài ra, những khó khăn trong cạnh tranh của thương hiệu Việt, không có biện pháp khống chế hữu hiệu, sự lộn xộn trong cơ chế chính sách đang trở thành lực cản thương hiệu Việt Nam trên con đường mở rộng dịch vụ ngoài biên giới.
Ngoài ra còn có quá nhiều doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ mở ra vì an theo xu hướng thị trường, mà không đảm bảo chất lượng, làm giảm uy tín, hình ảnh của nhân viên bảo vệ và gây bất an cho những người dùng dịch vụ, gây xáo trộn nhận thức về chọn lụa thương hiệu của khách hàng.
Em thiết nghĩ trong tương lai các ngành dịch vụ nói chung và DVBV nói riêng còn phát triển mạnh hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu thế giới và đạt được mục tiêu mà nhà nước và công ty đặt ra, thương hiệu Việt Nam nói chung, DVBV 247 nói riêng sẽ mạnh bước trên con đường phía trước. Muốn lảm được điều này đòi hỏi cần có sự cương quyết của hệ thống pháp luật Nhà nước và sự kết hợp giữa các thành phần kinh tế dịch vụ. Ban lãnh đạo công ty phải luôn sáng suốt, nhạy bén sáng tạo, đưa ra những chiến lược phù hợp về kinh doanh, quảng bá thương hiệu trước thị trường biến động từng ngày
⇒ Vì thời gian thực hiện đề tài không nhiều nên đề tài này có nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô vui lòng bỏ qua.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị Định 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 về quản lý kinh doanh Dịch Vụ Bảo Vệ.
2. Thông tư 45/2009/TT-BCA (C11) – về kinh doanh Dịch Vụ Bảo Vệ, Hà Nội ngày 14 tháng 07 năm 2009.
3. Michael Craig “Những thương vụ thành công và và thất bại nổi tiếng nhất mọi thời đại” nhà xuất bản Trẻ.
4. 22 Quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu – nhà xuất bản Trí Thức.
5. Quảng Cáo thoái vị, PR lên ngôi – nhà xuất bản Trẻ.
6. Th.s Phùng Ngọc Bảo – Dấu ấn thương hiệu tài sản và giá trị - nhà xuất bản Trẻ Thời báo kinh tế sài gòn- Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.
7. Các website thương hiệu : www.tthuonghieuviet.com
8. www.vnbrand.net
9. www.Lantabrand.com