Tạo lập môi trường đầu tư cho nhà đầu tư

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 29 - 32)

- Bảo đảm an ninh kinh tế - chính trị: Tình hình an ninh chính trị tại Việt Nam luôn được giữ vững và tương đối ổn định hơn so với các nước trong khu vực đã giúp các nhà ĐTNN yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn đến những thay đổi trong cục diện chính trị thế giới như hiện nay. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế lại có nhiều bất ổn, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong quý IV năm 2008, các đơn hàng đối với các sản phẩm dệt may và các sản phẩm công nghiệp khác đã sụt giảm và sự trì trệ trong sản xuất ngày càng hiện rõ. Trong quý I năm 2009, tác động của khủng hoảng đã trở nên rõ ràng khi GDP chỉ tăng 3,1% so với năm trước12. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, những dấu hiệu tích cực của sự phục hồi cũng đang xuất hiện nhưng nhìn chung, môi trường kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn làm giảm đi lượng FDI thu hút vào nước ta.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những cố gắng trong việc hoàn thiện và xây dựng mới cơ sở vật chất để thu hút FDI như: Xây dựng một loạt các công trình thủy điện (Trị An, Thác Mơ, Hòa Bình, Yaly…), nhiệt điện (Phú Mỹ, Phả Lại), đường bộ (quốc lộ 5, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận, hầm đèo Hải Vân..), đường hàng không (sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phú Quốc…); xây dựng và thành lập mới các KCN, KCX. Nhưng so với các nước trong khu vực như Malaysia,

Thái Lan, Singapore thì cơ sở vật chất của Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ, nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại.

- Hình thành và phát triển các loại thị trường: Hoạt động này nhằm tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tăng cường cơ hội tìm kiếm các đối tác kinh tế nội địa có năng lực với tư cách liên doanh hoặc bạn hàng. Dưới dự quản lý của Nhà nước, thị trường Việt Nam những năm qua đã có những thay đổi lớn:

+ Thị trường hàng hóa và dịch vụ: Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế nhưng khối lượng hàng hóa lưu thông vẫn tăng liên tục hàng năm với chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng. Thời kỳ suy thoái kinh tế đã giúp loại bỏ những mặt hàng kém chất lượng nhờ đó những hàng hóa đứng đầu có cơ hội phát triển hơn. Giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp hơn 1%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,88% đều thấp hơn mức tăng giá Quốc hội cho phép là dưới 10%13 đảm bảo sự tiêu dùng của thị trường hàng hóa, dịch vụ dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, quy mô thị trường hàng hóa vẫn còn nhỏ bé, định hướng và các chính sách về thị trường của Nhà nước còn nhiều bất cập.

+ Thị trường tài chính: Quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế đòi hỏi phải có thị trường tài chính đủ mạnh để điều tiết nền kinh tế. Theo đó, QLNN về thị trường vốn, tiền tệ, chứng khoán… vừa bảo đảm sự ăn khớp giữa lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ vừa tạo vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Cuối tháng 12/2009, thị trường chứng khoán đã có các phiên tăng điểm và phục hồi so với đầu năm; chỉ số VN-Index dao động ở mức gần 500 điểm, gấp hơn 2

13 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ http://www.mpi.gov.vn. Đầu tư/ http://www.mpi.gov.vn.

lần so với mức điểm thấp nhất vào Quý I năm 200914. Những diễn biến tích cực ấy đã góp phần lấy lại niềm tin cho các nhà ĐTNN.

+ Thị trường lao động: Quá trình chuyển đổi từ cơ chế “phân công, tiếp nhận” sang cơ chế chế “tuyển chọn” lao động đã tạo tiền đề cho sự ra đời của thị trường lao động phát triển đặc biệt là thị trường lao động phổ thông. Tuy nhiên, thị trường lao động có trình độ cao nhất là thị trường chất xám còn nhỏ bé. Hơn nữa, suy thoái kinh tế còn dẫn đến tình trạng việc làm bị cắt giảm, xáo trộn, thất nghiệp gia tăng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2009, số người bị mất việc làm tại các KCN trong nước đã tăng lên trên 150.000 người. Theo Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội, hơn 400 doanh nghiệp trong các khu vực này đã cắt giảm trên 8.000 lao động (khoảng 10% tổng số lao động). Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý các KCN, KCX cho biết số lao động được tạo mới việc làm là 244.000, giảm khoảng 7.000 so với năm 200715.

+ Thị trường công nghệ: Thị trường công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ có bước phát triển mới, số lượng giao dịch mua bán công nghệ năm 2009 ước tăng 37% so với năm 2008 với tổng giá trị đạt trên 2.000 tỷ đồng16. Tuy nhiên, thị trường công nghệ Việt Nam hiện chưa thực sự phát triển so với các nước trên thế giới và khu vực như Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc.

+ Thị trường đất đai: Thực tế, một thị trường ngầm mua bán đất vẫn đang tồn tại, giá trị thật và giá trị danh nghĩa của đất đai có khoảng cách rất lớn. Giá trị của đất chuyển vào giá trị sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ không phản ánh đúng giá trị thực tế và mang tính áp đặt hành chính không đảm bảo tương đồng về giá trị với các chi phí khác của hàng hóa tiêu dùng trên thị trường.

Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo ổn định về chính trị, đảm bảo tăng trưởng kinh tế; hoàn thiện cơ sở vật chất và đặc biệt là việc hình thành,

14Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009, Tổng cục Thống kê/ http://www.gso.gov.vn.

15 PGS.TS Trần Văn Thiện và ThS. Nguyễn Sinh Công, Thị trường lao động Việt Nam trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu/ http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com. tế toàn cầu/ http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

16Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ http://www.mpi.gov.vn Đầu tư/ http://www.mpi.gov.vn

phát triển nhiều loại thị trường đã làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được các nhà ĐTNN ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của IFC (International Finance Corporation) và WB (World Bank) trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008, mức độ kinh doanh Việt Nam chưa cao, chỉ xếp thứ 91/178 nước.17

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 29 - 32)