Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 37 - 39)

18 Điều 81 Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.

2.3.6. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoà

nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về FDI đã phát triển cả về số lượng và chất lượng nên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu QLNN trong lĩnh vực này, thể hiện với các kết quả cụ thể sau đây:

- Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (có hiệu lực năm 2010); và ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức. Cho đến nay đã có khoảng hơn 200 chức danh tiêu chuẩn đang được sử dụng. Đồng thời cũng tiến hành phân cấp quản lý biên chế hành chính và thực hiện chế độ hợp đồng để tạo sự chủ động tuyển chọn, thay đổi cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức.

- Sắp xếp, tinh giản biên chế, tiến hành phân loại, thay đổi cơ cấu cán bộ, công chức đảm bảo số lượng hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần của Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, tiến hành cải cách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm công vụ.

- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển để chọn lựa những người thực sự có trình độ và năng lực vào làm việc trong cơ quan nhà nước, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Hơn nữa, còn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

ở các vùng sâu, vùng xa, tiến hành công chức hóa từng bước đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.

- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức đã bước đầu được đổi mới theo hướng phù hợp với các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng QLNN cho chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; chương trình đào tạo tiền công vụ; chương trình bồi dưỡng Chủ tịch UBND xã. Song song với quá trình này là sự đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy.

- Công tác quản lý cán bộ, công chức tiếp tục được cải cách theo hướng rõ hơn về phân công và phân cấp. Đã có sự phân định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Chính phủ, các Bộ đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng chính quyền địa phương các cấp. Thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cũng được xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan nhà nước và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Đặc biệt, công tác đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện thường kỳ và sâu sát tại các đơn vị.

Nhưng so với yêu cầu của công cuộc phục hồi nền kinh tế sau suy thoái, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hiện còn nhiều hạn chế đặc biệt là với bộ phận cán bộ, công chức QLNN về FDI:

- Yếu kém lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN trong cơ chế và tình hình kinh tế mới. Bằng cấp, chứng chỉ tăng nhưng năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Đội ngũ QLNN về FDI còn ít, hầu như không được đào tạo chính quy những kiến thức QLNN về kinh tế. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng còn chưa đầy đủ, đến nay mới chỉ có Học viện Hành chính và Đại học Kinh tế quốc dân có chương trình đào tạo chuyên ngành QLNN về kinh tế.

- Chưa có sự tập trung, kiên quyết của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cải cách, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trên phạm vi cả nước. Điều này dẫn đến những giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý cán bộ, công chức (như phân cấp, tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền người đứng đầu cơ quan, đơn vị; xây dựng hệ thống thông tin quản lý..v.v..) chậm được triển khai. Các phương pháp khoa học trong đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, công chức chậm áp dụng để thay thế phương pháp đánh giá dựa vào tập thể là chủ yếu.

- Chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng, đời sống công chức còn gặp nhiều khó khăn. Lộ trình cải cách chính sách tiền lương chậm, không phát huy được vai trò trong việc nâng cao mức sống của cán bộ, công chức đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế, giá cả leo thang như hiện nay.

Như vậy, hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về FDI đã cơ bản được thực hiện lồng ghép theo Kế hoạch Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, những tồn tại còn hiện hữu đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng, những biểu hiện tiêu cực trong phong cách và thái độ làm việc của cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan gần với doanh nghiệp như cơ quan QLNN về FDI.

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w