19 Ngô Văn Hiền, QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Hà Nội, 2009.
3.2.3. Giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoà
trực tiếp nước ngoài
- Ở Trung ương, để tiến hành đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy QLNN trước hết cần xây dựng đề án phân cấp để loại trừ những công việc mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện, xác định rõ chức năng, thẩm quyền và mối quan hệ giữa các bộ phận. Quá trình phân cấp cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây:
+ Trước hết, phải rà soát lại toàn bộ những công việc cho đến nay được coi là QLNN về kế hoạch và đầu tư, đánh giá mức độ cần thiết và sau đó mới xác định cấp chính quyền thực hiện hoạt động được giao. Trên cơ sở phân tích thực trạng của những hoạt động QLNN về đầu tư ở các cấp, cần xác định các bước đi trong quá trình phân cấp một cách đồng bộ từ phân cấp hành chính, phân cấp tài khóa tới việc đổi mới bộ máy tổ chức tương ứng.
+ Hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch đầu tư các cấp trên cơ sở đó phân định rõ trách nhiệm các cấp trong các khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Quá trình phân cấp sẽ liên quan đến việc sửa đổi điều chỉnh một số Luật, Pháp lệnh và Nghị định, vì thế cần thiết phải xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp.
+ Làm rõ chức năng QLNN trong đầu tư để xác định rõ phạm vi và nội dung phân cấp trong từng lĩnh vực, từng khâu quản lý quá trình đầu tư. Xác định rõ tiêu chí, tiêu chuẩn phân cấp trong các khâu: thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư.
- Ở địa phương, nên tiếp tục tiến hành phân cấp toàn diện cho chính quyền các địa phương đặc biệt là chính quyền tỉnh, thành phố với những mặt sau:
+ Giao quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI trước đây thuộc thẩm quyền của Ban quản lý KCN cho UBND cấp tỉnh. Đồng thời cũng cho phép chính quyền cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận và quản lý các dự án có quy mô vốn đầu tư lên mức dưới 500 tỷ đồng thay vì mức dưới 300 tỷ đồng như quy định trong Luật Đầu tư năm 2005.
+ Nghiên cứu phân cấp cho cấp huyện, xã trong việc xem xét chủ trương, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư trên cơ sở đảm bảo theo đúng quy hoạch phát triển được duyệt và tạo lập cơ chế đảm bảo cho các dự án hoạt động có hiệu quả. Việc phân cấp cho cấp huyện, xã phải được tiến hành thận trọng, gắn liền với việc tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn đang yếu kém về trình độ chuyên môn và năng lực QLNN đặc biệt là về chuyên ngành đầu tư tại cấp này.
+ Trong khi phân cấp cho địa phương, các Bộ cần chú ý đến cân đối nghành, liên ngành, vùng lãnh thổ để hướng dẫn các địa phương bảo đảm các cân đối đó của nền kinh tế quốc dân để thực hiện mục tiêu thống nhất phát triển bền vững. Đồng thời gắn với chủ trương tăng cường phân cấp cho địa phương, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện bảo đảm để nâng cao hiệu quả QLNN trong hoạt động FDI.
3.2.4. Giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp nước ngoài
- Về rà soát, chuẩn hóa số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
+ Xây dựng, chuẩn hóa các yêu cầu về trình độ bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ QLNN trong khu vực kinh tế có vốn FDI: trình độ chuyên môn; trình độ ngoại ngữ, tin học; trình độ tư duy và khả năng quản lý… Về lâu dài, khi đào tạo, tuyển chọn cán bộ quản lý kinh tế, cần chú trọng thêm các tiêu chuẩn như có thể sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ trong công việc chính có liên quan đến pháp luật và thông lệ quốc tế.
+ Rà soát, đánh giá đội ngũ công chức hành chính theo năng lực và trình độ chuyên môn thực tế để cơ cấu lại cán bộ, công chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách. Sau đó, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh bảo đảm xếp đúng năng lực, thể hiện đúng chuyên môn.
- Về đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức:
+Xây dựng và đưa vào thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ công chức. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, kể cả chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
+ Để đấu tránh và loại trừ hiện tượng tham nhũng, có thể tạo cơ chế kiểm soát chặt chẽ tiền lương của cán bộ, công chức bằng hai cách. Một là kiểm soát thu nhập qua thẻ tín dụng, tiền lương và mọi thu nhập được chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng nhà nước. Hai là trích lại phần trăm để bảo đảm cơ chế (chẳng hạn, người dưới 10 năm công tác trích lại 50% lương, công tác từ 10 đến dưới 20 năm trích lại 30% ; công tác từ 20 năm trở lên trích lại 20% lương đưa vào quỹ quản lý chung). Nếu cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hoặc nội quy làm việc tùy thuộc mức độ mà có thể lấy một phần hoặc tất cả quỹ bị xung vào quỹ nhà nước.
- Về khuyến khích và hỗ trợ nhằm nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức:
+ Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút nhân tài và hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vào làm việc trong khu vực công tạo động lực cho cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ, công chức trước khi bổ nhiệm, khuyến khích tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu công việc.
ổn định, yên tâm công tác. Mức lương cán bộ, công chức được trả phải đủ để tái sản xuất sức lao động và khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan tới ĐTNN. Cần có sự hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức tham gia học tập chuyên ngành kinh tế và QLNN về kinh tế.