19 Ngô Văn Hiền, QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Hà Nội, 2009.
3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoà
nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Thể hiện được quan điểm từ chối tiếp nhận FDI khi xét thấy dự án không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Đồng thời cũng phải biết tiếp nhận các dự án có thể bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung nhưng phải có sự chọn lọc và không phải bằng mọi giá.
+ Thực hiện thống nhất với các quy định của Luật Đầu tư trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung đảm bảo việc văn bản được xây dựng phù hợp với những chính sách, pháp luật chung về đầu tư và các cam kết quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các văn bản đã lạc hậu.
+ Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về FDI theo hướng tăng cường phân cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, quản lý theo lãnh thổ và ngành. Hoàn thiện nội dung, phương pháp, trình tự thiết lập; tiêu chuẩn hóa các tổ chức tư vấn tham gia dự thảo theo các cấp.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo ngành:
+ Công nghiệp - xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản. Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
+ Dịch vụ: Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một
số lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là dịch vụ vận tải - là lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam.
+ Nông - lâm - ngư nghiệp: Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học; dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu; khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo vùng lãnh thổ:
+ Khu vực miền Bắc: Mở rộng quy hoạch theo hướng Đông - Tây, lấy trục chính Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mở rộng phát triển theo hướng Lào Cai sang Côn Minh (Trung Quốc). Phát triển dịch vụ cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh) hướng sang Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc…
+ Khu vực miền Trung: Xây dựng trục kinh tế xuyên Á, lấy Đà Nẵng làm trung tâm, mở rộng liên kết kinh tế sang Đông Bắc Thái Lan và Xavanakhet (Lào). Phát triển cảng biển Đà Nẵng theo hướng sang Indonesia, Malaysia…
+ Khu vực miền Nam: Lấy tứ giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu làm trung tâm mở rộng liên kết kinh tế sang Băng Cốc (Thái Lan), Phnôm Pênh (Campuchia). Lấy cảng biển Sài Gòn làm trung tâm mở rộng liên kết sang Singapore.
Ngoài ra, để tăng cường thu hút FDI tại những vùng điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của Nhà nước đối với FDI tại các vùng này đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân.
+ Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN gắn với quy hoạch các khu dân cư, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà chung cư tại các KCN, bảo đảm không chỉ thuận lợi cho thu hút đầu tư xây dựng mà còn thuận lợi cho thu hút nguồn nhân lực chuyên môn cao. Việc cùng đưa các dự án trong nước và nước ngoài vào tiến hành sản xuất kinh doanh trong các KCN sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện cho hoạt động QLNN được tốt hơn.
+ Hình thành các KCN chuyên môn hóa theo ngành nghề, lĩnh vực tạo thuận lợi hơn cho các nhà ĐTNN đặc biệt cho dự án quy mô lớn. Cùng với việc quy hoạch các KCN cần xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ vệ tinh tạo điều kiện cải thiện đời sống, sinh hoạt của người lao động trong KCN và người dân địa phương.
+ Giao cho các đơn vị xây dựng và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI vào các KCN tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch. Từ đó, đối với các dự án sai quy hoạch, triển khai chậm cơ quan nhà nước có thể dễ dàng xử lý kịp thời những vi phạm, tránh để quy hoạch những KCN tập trung chuyên môn bị phá vỡ.