Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 53 - 55)

19 Ngô Văn Hiền, QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Hà Nội, 2009.

3.2.2.Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đến năm

năm 2015 dưới 92 triệu người. Tuổi thọ dân cư đến cuối năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 2-3%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2015 khoảng 4%.

- Môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng 2015 lên mức 42,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh: 96%; dân cư thành thị được cung cấp nước sạch: 98%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 được xây dựng trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những yếu tố không thuận, trong giai đoạn 2011 - 2015 nước ta cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng, quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

3.2.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đến năm 2015 năm 2015

Theo dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 và những mục tiêu và định hướng thu hút FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua thì hoạt động này có thể có những định hướng phát triển như sau:

* Chỉ tiêu phát triển:

Xét về phía cung nguồn vốn FDI, Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD/năm vốn thực hiện trong giai đoạn tới. Trong kế hoạch 5 năm cần thu hút khoảng 12-15 tỷ USD vốn FDI và như vậy mỗi năm cần khoảng 2,5-3 tỷ USD vốn thực hiện.

* Định hướng thu hút FDI

- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý); xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới để tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển đất nước. Đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực. Mở rộng và nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Phát huy nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào xây dựng đất nước.

- Thu hút ĐTNN có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vắc-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,...

- Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được rà soát, thống nhất đồng bộ; hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hóa các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh; cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án ĐTNN phải được xây dựng và ban hành để tạo cơ sở cho các cơ quan QLNN thực thi chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát.

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.

- Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động ĐTNN cần được tập trung giải quyết như: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng,...

- Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án ĐTNN có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề; phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động nhằm hạn chế các cuộc định công có thể xảy ra.

- Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt động này.

- Công tác QLNN, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 53 - 55)