Đánh giá chung

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 41)

18 Điều 81 Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.

2.4.Đánh giá chung

2.4.1. Thành tựu

Hoạt động của khu vực kinh tế FDI ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất, thể hiện qua những tác động tích cực dưới đây:

- Bổ sung vốn đầu tư xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: FDI đã đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, nâng cao tỷ trọng GDP của Việt Nam qua các năm (Biểu đồ 2). Vốn FDI đã tạo ra nhân tố phá vỡ vòng luẩn quẩn của một nền kinh tế kém phát triển do thiếu vốn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm, từ năm 2007 đến 2009 lần lượt là: 8,44%, 6,23%, 5,32%. Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế suy thoái, có những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2009 còn vượt mục tiêu so với định mức 5% của kế hoạch.20

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đối với cơ cấu ngành, cùng với sự gia tăng GDP ở tất cả các nhóm ngành kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp và dịch vụ luôn nhanh hơn. Tỷ trọng tăng GDP trong công nghiệp và xây dựng năm 2009 là 5,52%, dịch vụ: 6,63%, nông nghiệp chỉ chiếm 1,83%. Đối với cơ cấu vùng, nếu như những năm đầu mở cửa, FDI tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam thì những năm gần đây đã phân bố khá đều giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam nâng cao năng lực sản xuất của một số ngành, khai thác

Một phần của tài liệu QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay.doc (Trang 41)