18 Điều 81 Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoà
nước ngoài
Theo quy định của Luật Thanh tra 2004 và Nghị định số 148/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư thì hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về FDI thuộc thẩm quyền chủ yếu của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư - là cơ quan
thanh tra theo ngành, lĩnh vực phù hợp với thẩm quyền được giao. Theo đó, ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Thanh tra thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Thanh tra Bộ); ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thanh tra Sở). Các cơ quan này thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi QLNN về kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trong những năm gần đây, Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư đã có sự phối hợp mang tính chất liên ngành với các cơ quan nhà nước như Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương… và chính quyền địa phương các cấp để thực hiện tốt công tác QLNN về FDI trên cả nước. Đặc biệt, từ sau vụ việc Công ty Vedan Việt Nam cố tình đấu nối hệ thống đường ống thoát nước để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải thì công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn. Trong tháng 4/2010, cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên ngành trong đó có Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư đã phát hiện và đang tiến hành xem xét xử lý vi phạm với Công ty Tung Kuang (doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan) về vụ việc tương tự như với Công ty Vedan là xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Cầu Ghẽ (Cẩm Giàng – Hải Dương) gây ô nhiễm môi trường nơi đây.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động FDI còn nhiều hạn chế. Như việc có quá nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp FDI (tiêu biểu như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, UBND tỉnh nơi có dự án…) đã gây nên những trở ngại và phiền hà cho chính các doanh nghiệp này khi trở thành đối tượng thanh tra của cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, số doanh nghiệp phải thanh tra và số lượt thanh tra trong năm ngày càng trở nên quá nhiều: kiểm tra dưới 3 lần/năm có 18 doanh nghiệp, từ 3 - 5 lần/năm có 9 doanh nghiệp, từ 6 - 8 lần/năm có 3 doanh nghiệp và từ 8 lần/năm trở lên có 2 doanh
nghiệp19. Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy không phải lúc nào cơ quan thanh tra và các thanh tra viên cũng thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp cần có khi thực thi công vụ. Từ đó đã gây nên không ít những biểu hiện trái pháp luật và hiện tượng sách nhiễu đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.