Môi trường chính trị pháp luật ( P Political)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường EU cho công ty hải sản 404.pdf (Trang 51 - 52)

4.1.2.1. Môi trường chính trị

Trước tháng 5/2004, EU bao gồm 15 quốc gia thành viên. Đến thời điểm 2009 EU đã có 27 quốc gia thành viên. Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU là bản "Tuyên bố Schuman" của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp vào ngày 09/05/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép, của Cộng Hòa Liên Bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu Âu khác cùng tham gia. Thông tin cơ bản về thị trường EU, được thống kê theo Bảng

phụ lục số 2. Liên minh Châu Âu, có diện tích tổng quan là 4.324.782km2 với hơn 490 triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau của Châu Âu. Tỉ lệ gia tăng dân số không cao (0,16%), lại có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao 32.900USD, đây thực sự là một thị trường xuất khẩu đầy triển vọng không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của các quốc gia Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga.

Euro là đồng tiền chung của các nước EU, nó có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn với các quốc gia này. Chính nhờ đồng tiền chung mà các nước Châu Âu đã giảm đáng kể tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, đồng thời chính sự ổn định đó đã đem lại cho nền kinh tế các nước EU một tốc độ tăng trưởng khả quan, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp và mức thâm hụt ngân sách cũng như nợ vay. Tình

hình chính trị của các nước trong khu vực giai đoạn gần đây tương đối ổn định, vì thế đây là một môi trường kinh doanh tốt cho Việt Nam.

 Thị trường Nga: với 83 bang và dân số trên 150 triệu người, Liên Bang Nga là một thị trường rộng lớn với nền chính trị tương đối ổn định, được đánh giá là thị trường quan trọng của Việt Nam ở khu vực Đông Âu, và là một trong những thị trường XK thủy sản chính của Việt Nam.

4.1.2.2. Môi trường pháp luật

Từ đầu năm 2006, liên minh EU đã đưa ra luật mới đối với mặt hàng thủy sản NK. Luật này được xem như là nhất thể hóa qui định của EU.7 Luật NK được hài hòa thống nhất theo nguyên tắc chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của EC về hàng thủy sản thay vì phải điều chỉnh theo từng thị trường như trước kia. Các nước XK chỉ cần tiếp cận và thương lượng với một nhà XK chính duy nhất là EC, nhưng

lại được tiêu thụ sản phẩm ở EU đã được mở rộng. Về mặt chính sách, qui trình hoạch định và ban hành các quyết định liên quan đến thương mại của EC khá phức tạp. Trên phương diện pháp lý, các nước thành viên EU đã trao quyền hoạch định chính sách thương mại cho Uỷ ban EC nhưng tất cả các nước này đều cử đại diện và chuyên gia tới Bruxeles làm việc tại các cơ quan quyền lực của EU. Với qui mô EU ngày càng mở rộng, việc thiết kế và quyết định chính sách thương mại chung cho cả khối sẽ trở nên ngày càng khó khăn và chậm chạp. Việc vận động hành lang đối với các chính sách này cũng trở nên vô cùng nan giải và tốn kém, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường EU cho công ty hải sản 404.pdf (Trang 51 - 52)