Sơ đồ phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường EU cho công ty hải sản 404.pdf (Trang 82 - 85)

Bảng 20: Sơ đồ phân tích ma trận SWOT

ĐIỂM MẠNH (S)

1. Lãnh đạo có tầm nhìn 2.Công nhân tay nghề cao 3. Định hướng kinh doanh 4. Hệ thống quản lí 5. Hệ thống kho bãi ĐIỂM YẾU (W) 1.Khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp. 2. Mẫu mã bao bì 3.Công tác RD, Mar kém. 4.Chưa chủ động liên hệ đối tác. 5. Thương hiệu, thị phần

CƠ HỘI (O)

1.Nhu cầu tiêu dùng tại EU cao.

2. Môi trường CT, PL tại EU

3.Hỗ trợ từ CP & QK 4.Cộng đồng người Việt tại EU khá đông

(1) Chiến lược SO

S1S2S3S4 + O1O2O3O4:

5.1.5.1. Chiến lược thâm

nhập thị trường qua XK liên doanh

5.1.5.2. Chiến lược tăng

trưởng bằng con đường liên kết để XK trực tiếp

(3) Chiến lược WO

W1W3W4W5 + O1O4:

5.1.5.3. Chiến lược XK gián tiếp thông qua trung gian

ĐE DỌA (T)

1.Rào cản kỹ thuật và các qui định mới của EU. 2.Rủi ro tỉ giá hối đoái cao 3.Áp lực từ đối thủ cạnh tranh.

4.Giá cá nguyên liệu không ổn định.

5. Diện tích nuôi trồng

(2) Chiến lược ST

S1S2S4S5 + T1T3T4T5:

5.1.5.4. Chiến lược đa

dạng hóa sản phẩm để XK theo đơn đặt hàng

(4) Chiến lược WT

W2W5 + T1T3:

5.1.5.5. Chiến lược cải tiến bao bì và đăng kí thương hiệu tại EU W3+W4W5 + T1T3:

5.1.5.6. Chiến lược thành lập bộ phận Marketing

5.1.5.1. Chiến lược SO - Thâm nhập thị trường qua liên doanh

Công ty có thể liên hệ và liên doanh với các đối tác nước ngoài thông qua các thương nhân và đối tác là doanh nhân thuộc cộng đồng người Việt tại EU. Thông qua đó, có thể tận dụng được mạng lưới bán hàng đã sẵn có tại thị trường EU của các liên doanh này. Quan hệ thiết lập này cũng giảm thiểu rủi ro người mua không thanh toán và đảm bảo giá cả phải chăng. Vì thế tranh thủ bán sản phẩm ra càng nhiều càng tốt.

5.1.5.2. Chiến lược SO - Tăng trưởng bằng con đường liên kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược này phổ biến ở nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay. Chiến lược này được thực hiện giữa hai hoặc nhiều đối tác bình đẳng; có tư cách pháp nhân liên kết tự nguyện trên cơ sở tất yếu hoặc liên hệ tương hỗ lẫn nhau. Mục đích của mô hình chiến lược này là tăng thêm sức mạnh để đối mặt với các thách thức; phân tán rủi ro có thể xảy ra, và tăng thị phần.

5.1.5.3. Chiến lược WO - Xuất khẩu gián tiếp qua trung gian

Với các điểm yếu của công ty là nguồn vốn thấp, công tác nghiên cứu phát triển, Marketing cũng như thương mại điện tử chưa được đầu tư đúng mức, thì việc XK qua các hãng buôn trung gian là chiến lược an toàn và giảm được chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường. Các nhà trung gian là các công ty chuyên XK và là các nhà tư vấn thương mại quốc tế có thể giúp công ty có được các mối làm ăn và trình độ chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể giữ được quyền kiểm soát đáng kể đối với quá trình XK trong khi vẫn có được nhiều lợi ích, như thêm cơ hội thị trường về đối thủ cạnh tranh nước ngoài, và công nghệ mới.

5.1.5.4. Chiến lược ST - Đa dạng hóa sản phẩm

Đối mặt với các đe dọa về qui định mới của EU đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đảm bảo truy nguyên nguồn gốc, cũng như những yêu cầu gắt gao về vệ sinh ATTP, nên trước mắt công ty có thể XK theo đơn đặt hàng của người mua trong nước, hay những người đi gom hàng để XK. Để có được nhiều đơn đặt hàng hơn, công ty cần đa dạng hóa sản phẩm, ngoài mặt hàng chả cá surimi và cá tra fillet, hiện nay người tiêu dùng EU đang rất quan tâm đến sản phẩm tôm (tôm thẻ, tôm panđan), vì thế công ty sẽ lên kế hoạch để đầu tư chi phí xây dựng nhà máy chế biến tôm. Trong kênh bán hàng này, công ty chỉ phải quyết định liệu sản phẩm phải

theo tiêu chuẩn nào của đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài. Còn bên đặt hàng sẽ phải chịu mọi rủi ro và lo toàn bộ các khâu về XK.

5.1.5.5. Chiến lược WT - Cải tiến bao bì, đăng kí thương hiệu tại EU

Đa dạng hóa mẫu mã, bao bì của sản phẩm; nghiên cứu các mẫu mã bao bì thân thiện với môi trường hơn. Tham gia đăng kí nhãn hiệu tại thị trường EU sẽ giúp công ty đẩy mạnh hình ảnh cạnh tranh của mình trên thị trường EU nói chung và quốc tế nói riêng.

5.1.5.6. Chiến lược WT - Thành lập bộ phận Marketing

Đầu tư chi phí nhiều hơn cho khâu Marketing và thương mại điện tử sẽ giúp công ty vượt qua được những áp lực từ sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường EU cho công ty hải sản 404.pdf (Trang 82 - 85)