4.1.6.1. Thuế quan
Nhìn chung, mọi loại hàng vào EU phải nộp thuế NK trong đó có các sản phẩm thủy sản. Thuế này do luật EU quy định. Mức thuế quan tùy thuộc nước xuất xứ và sản phẩm. Nhiều nước hoặc nhóm nước trong đó có Thái Bình Dương đã được hưởng ưu đãi khi gia nhập thị trường EU. Riêng hàng thủy sản Việt Nam sang EU được hưởng Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập GSP theo chế độ cộng gộp của EU dành cho ASEAN thuộc nhóm 03 (sản phẩm bán nhạy cảm), bao gồm phần lớn thủy sản đông lạnh (tôm, cua, mực, cá tươi ướp lạnh,... Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu. (Thông tin cụ thể về thuế hải quan EU có thể tham khảo tại trang TARIC:
http://europa.eu.int.comm/taxation_customs/dds/cgibin/tarchap?Lang=EN)
Hệ thống giá tham chiếu
EU đã đưa ra giá tham chiếu đối với một số sản phẩm thủy sản được lựa chọn, coi đó là điểm xác định giá. Giá tham chiếu không có tính bắt buộc và các nước phát triển được phép xuất sang EU với giá thấp hơn mức giá đó. Giá tham chiếu có
thể có tác dụng như một hình thức bảo hộ thị trường EU, nếu ủy Ban EU thấy cần thiết. Các nước EU báo cáo tình hình NK theo giá này sang EU ở Brussels. Nếu giá NK cá với khối lượng lớn vẫn tiếp tục dưới mức giá tham chiếu thì EU sẽ đặt mức giá NK sàn cho giá tham chiếu đó.
Thủ tục Hải quan tại EU
Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế hải quan và thuế VAT. Hàng hóa được qui định một mẫu thông quan để làm thủ tục hải quan, chuyển tới khu vực tự do hoặc kho ngoại quan. Văn bản khai báo Hải quan được đệ trình bằng tài liệu hành chính tiêu chuẩn sang SAD (Single Administrative Document). Tài liệu gửi kèm khai báo hải quan gồm: Hóa đơn kinh doanh, tờ khai định giá Hải quan, chứng nhận xuất xứ, giấy tờ vận chuyển và đóng gói hàng hóa. Riêng đối với hàng thủy sản, những DN thực sự có năng lực sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất vào EU, gọi là Cost. Khi XK, DN sẽ trình Cost với nước nhập hàng. Thuế VAT dựa trên giá CIF cộng với thuế khác nhau cụ thể ở từng nước thuộc Liên Minh Châu ÂU. Danh sách thuế VAT tại EU xem theo phụ lục số 3.
Qui trình NK hàng thủy sản vào EU xem theo sơ đồ phụ lục số 4.
4.1.6.2. Rào cản phi thuế quan
Quy định pháp lý đối với sản phẩm13
Các cơ sở sản xuất phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Tất cả sản phẩm thủy sản NK từ các nước thứ ba (không phải là nước thành viên EU) vào thị trường EU phải được sơ chế, chế biến, đóng gói và lưu kho ở các cơ sở sản xuất được công nhận bởi cơ quan chức năng được EU thừa nhận. Đáp ứng được những qui tắc cơ bản, cụ thể như tình trạng sức khỏe động vật; Thực hiện chương trình giám sát sự xuất hiện của các chất nhất định (ví dụ thuốc thú y) và cặn của chúng trong động vật tươi sống cũng như các sản phẩm động vật được cấp phép XK; Tiến hành những biện pháp kiểm soát y tế cần thiết; Có những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn và kiểm soát một số bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh lây lan từ động vật.
Chứng nhận kiểm dịch Chứng nhận này liệt kê điều kiện và kết quả kiểm tra
(vệ sinh) trước khi sản phẩm được phép đưa vào thị trường EU. Qui định kiểm dịch bao gồm các quy định chung về điều kiện vệ sinh: sức khỏe động vật và các quy
định cụ thể về các vấn đề như nguyên liệu đóng gói thực phẩm và kiểm soát chất gây ô nhiễm, chất cặn.
Chỉ thị 911493/EEC quy định các điều kiện vệ sinh đối với việc sản xuất và bán thủy sản trên thị trường. Không được đưa vào thị trường các loại cá sau:
- Cá độc thuộc các họ : Tetraodontidae, Molidae. Diodontidae, Canthigasteridae; - Các loại thủy sản chứa biotoxin như độc tố ciguatera hay muscleparalysing.
Quy định ủy Ban (EC) Số466/2001 đưa ra mức độ tối đa cho phép đối với một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm. Đối với thủy sản và thủy sản nuôi, mức độ tối đa được áp dụng với thủy ngân, cát mi và chì (kim loại nặng).
Chỉ thị 96/22/EEC cấm sử dụng một số chất nhất định có chứa hooc-môn và hoạt chất thyreostatic, trong đó có kháng thể B trong các sản phẩm nuôi. Quy định của ủy Ban (EC) Số 2377/90 đặt ra mức độ cặn tối đa cho phép đối với các sản phẩm thuốc thú y.
Quyết định Ủy Ban 95/249/EC ấn định giới hạn tổng lượng Nitơ cơ bản dễ bay hơi (TVB-N) đối với các danh mục thủy sản nhất định và cụ thể hóa những phương pháp phân tích được sử dụng.
Những điều kiện bổ sung
Quy định pháp lý mới về an toàn thực phẩm đã được lưu hành tại EU (Quy định 2002/78). Đảm bảo 5 tiêu chuẩn về: 1, Chất lượng (ISO 9000). 2, Vệ sinh thực
phẩm (tất cả các nước thứ ba XK thực phẩm vào EU phải có hệ thống HACCP kể từ ngày 1/11/2006). 3, An toàn cho người sử dụng. 4, Bảo vệ môi trường (ISO 14000; GAP). 5, Cấm NK hàng hóa trong quá trình sản xuất sử dụng cưỡng bức lao động.
Các thông tin cần thiết cũng tương tự đối với thị trường Nga và Ukraine.