Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc khuyến khích doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 67 - 70)

doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Nhận thấy được vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương rất rõ về vị trí của đầu tư ra nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của đất nước. Điều đó thể hiện ở sự ban hành và thay đổi của nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, trong đó có việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã yêu cầu phải “phát triển mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”.

Trong đó quy định Khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và có chính sách hỗ trợ công dân Việt Nam kinh doanh hợp pháp ở nước ngoài”. [9]

Cũng trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Trong đó, có những quy định mang tính chất khuyến khích đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:

+ Về ngành dầu khí, tiếp tục tìm nguồn vốn hợp tác thăm dò, tìm kiếm khai thác để tăng thêm khả năng khai thác dầu khí. Sản lượng khai thác dầu năm 2005 đạt 27 - 28 triệu tấn quy đổi. Đẩy mạnh công tác phát triển mỏ và xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn để đưa vào vận hành năm 2002; nhà máy lọc dầu số 1 đưa vào vận hành năm 2004 nhằm đạt sản lượng 6 triệu tấn xăng, dầu và các sản phẩm dầu vào năm 2005. Ngoài ra, sẽ tiến hành một số công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 2, đường ống dẫn khí và cơ sở chế biến, sử dụng khí ở

khu vực Tây Nam, ở đồng bằng sông Hồng. Tận dụng khả năng để đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển lâu dài ngành dầu khí nước nhà. [9]

+ Trong định hướng phát triển kinh tế đối ngoại có đề xuất : “Ngoài ra cần tăng cường đầu tư ra nước ngoài; phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ; du lịch và các dịch vụ khác” [9]

+ Trong định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển và là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, ngoài việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài cũng có vai trò quan trọng với quy định Tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nước.” Ngoài ra, Đảng và Nhà nước có chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại với quy định

“khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.” [9]

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm 2006-2010. Trong đó có định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng với mục tiêu tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại. Bên cạnh “mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút đầu FDI”, “tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả FDI”, “thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế”, Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương “tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam” và “khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài.” [10]

Năm 2009, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” trong đó có những nội dung chủ yếu:

+ Mục tiêu: thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện, tăng cường các biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

+ Định hướng: về địa bàn đầu tư ra nước ngoài và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, chủ trương hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.

+ Các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài: Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện thủ tục hành chính, quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư.

+ Tổ chức thực hiện: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số nhiệm vụ như sau: Xây dựng danh mục các địa bàn trọng điểm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài cùng chính sách ưu đãi, chế độ hỗ trợ đi kèm; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xúc tiến đàm phán, ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng với một số nước, vùng lãnh thổ chưa ký; xây dựng, ban hành cơ chế ưu đãi hỗ trợ về tài chính, tín dụng đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các dự án đầu tư vào một số địa bàn trọng điểm…

Tại Hội nghị thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ngày 12/8/2008, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh đã cho rằng “hiện nay xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước là tất yếu. Việc đầu tư ra nước ngoài giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự hoàn thiện góp phần phát triển kinh tế đất nước.”

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w