Hòa theo xu hướng chung của thế giới, quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam đã và đang nhận được sự đóng góp đáng kể của hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu đầu tư ra nước ngoài cho tới nay, với sự hoàn thiện dần của khuôn khổ pháp lý, hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tăng trưởng.
Bảng 11: OFDI của doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép năm 1989 – 2008
Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD)
TỔNG SỐ 375 3980,6 1989 1 0,6 1990 3 0,0 1991 3 4,0 1992 4 5,4 1993 5 0,7 1994 3 1,3 1998 2 1,9 1999 10 12,3 2000 15 6,7 2001 13 7,7 2002 15 170,9 2003 26 28,2 2004 17 12,5 2005 37 368,5 2006 36 349,1 2007 80 929,2 Sơ bộ 2008 105 2081,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trước khi có sự ra đời của Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999, trong đó Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, toàn Việt Nam mới chỉ có 18 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt khoảng trên 13,9 triệu USD, quy mô đầu tư trung bình đạt 0,77 triệu USD/dự án. [31]
Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005- trước khi có sự ra đời của Luật đầu tư năm 2005 và sau khi có sự ra đời của Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, Việt Nam có 133 dự án OFDI với tổng số vốn đăng ký đạt 606,8 triệu USD, tăng gấp 7,38 lần về số dự án và gấp gần 44 lần về số vốn đầu tư so với thời kỳ 1989-1998, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 4,56 triệu USD/dự án – cao hơn gấp 5,92 lần so với thời kỳ 1989-1998. (xem bảng 11)
Trong giai đoạn 2006 tới năm 2008- sau khi có sự ra đời của Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn kèm theo, Việt Nam có thêm khoảng 221 dự án OFDI với tổng số vốn 3359,9 triệu USD. Như vậy chỉ trong 3 năm (so với 7 năm trong giai đoạn 1999-2005), giai đoạn 2006-2008 gấp 1,66 lần về số dự án; 5,54 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn 1999-2005, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 15,2 triệu USD/dự án- cao hơn gấp 2,57 lần so với giai đoạn 1999-2005. (xem bảng 11)
Năm 2009, bất chấp những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự kỳ vọng thấp của bộ kế hoạch và đầu tư, OFDI của các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng nhiều cơ hội trong những khó khăn chung để thâm nhập vào thị trường thế giới.Tính tới năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 7,2 tỷ USD với 457 dự án tại hơn 50 quốc gia, đạt 143% so với kế hoạch đầu năm, tăng 4,35% về số dự án, 3,45% về số vốn so vốn năm 2008. Nhiều dự án chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục. Điểm đến cho đầu tư của Việt Nam không chỉ là các thị trường truyền thống mà còn mở sang cả những quốc gia và vùng lãnh thổ vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Phân bổ đầu tư ra nước ngoài đang có sự chuyển. Trước đây, Lào là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam thì sang năm 2010, Việt Nam đầu tư sang Campuchia nhiều nhất, với việc doanh nghiệp 2 nước ký thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 6 tỷ USD. Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã mở chi nhánh tại các nước có dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư tại nước ngoài. Sự tăng trưởng vượt bậc của đầu tư ra nước ngoài trong năm 2009 vượt xa dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài. Sắp tới, nhiều văn bản pháp quy sẽ được ban hành và có hiệu lực, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam hứa hẹn nhiều thành công mới trên con đường hội nhập. [31]
3.2.3. Lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
Bảng 12: OFDI của doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép năm 1989 - 2008 theo ngành kinh tế
Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD)
TỔNG SỐ 375 3980,6
Nông nghiệp và lâm nghiệp 38 485,3
Thủy sản 5 9,7
Công nghiệp khai thác mỏ 46 1857,2
Công nghiệp chế biến 117 729,9
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
2 415,2
Xây dựng 6 9,2
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
32 40,7
Khách sạn và nhà hàng 12 9
Vân tải, kho bãi và thông tin liên lạc
30 127
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
77 274
Giáo dục 1 0,1
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4 14,4
Hoạt động văn hóa và thể thao 1 7
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
4 1,9
Nguồn: Tổng cục thống kê
Lĩnh vực đầu tư được ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam là công nghiệp. Trong giai đoạn 1989-2008, Việt Nam 171 dự án, tổng số vốn đầu tư là 3011,5 triệu USD, chiếm 45,6% về số dự án và 75,65% về số vốn. Trong ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến đóng vai trò chủ chốt trong danh mục các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài về số dự án với 117 dự án (chiếm 68,42% so với tổng ngành công nghiệp). Trong khi đó, công nghiệp khai mỏ chỉ đứng thứ hai trong ngành công nghiệp về số dự án song lại đứng đầu về tổng số vốn với 1857,2 triệu USD ( chiếm 61,67%). Có một số dự án đáng chú ý với quy mô vốn trên 100 triệu USD như: dự án
thủy điện thăm dò khai thác dầu khí tại Angieri của Tập đoàn dầu khí Việt nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại Irắc với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. [31]
Xếp thứ hai là ngành dịch vụ với tổng số dự án 161 dự án, với tổng số vốn đầu tư 474,1 triệu USD, chiếm 42,93% về số dự án và 11,8% về số vốn. Trong ngành dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn đóng vài trò quan trọng cà về số vốn (274 triệu USD) và số dự án (77 dự án), chiếm 47,8% về số dự án và 57,79% về số vốn. Một số dự án lớn trong ngành dịch vụ như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng di động của Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô vào Liên Bang Nga với tổng vốn là 35 triệu USD, dự án đóng mới tàu chở dàu của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Singapore với tổng vốn đầu tư 21 triệu USD,… còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các nước như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc…[31]
Ngành nông-lâm-ngư nghiệp đứng thứ ba với 43 dự án, tổng vốn đầu tư 495 triệu USD, chiếm 11,47% về số dự án và 12,43% về số vốn. Trong đó, phần lớn dự án là trong lĩnh vực trồng cây cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt- Lào, tổng vốn đàu tư 81,9 triệu USD, Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD. [31]