Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 78 - 81)

Nam trong việc đầu tư ra nước ngoài

a. Điểm mạnh

Không lâu sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế (năm 1986), thì các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tìm đường đầu tư ra nước ngoài (năm 1989). Qua đó, có thể thấy khả năng phát triển, tiềm năng cũng như tham vọng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam bởi thời điểm bắt đầu đầu tư ra nước ngoài là lúc các doanh nghiệp Việt Nam chưa trưởng thành là bao khi mới làm quen với nền kinh tế thị trường. Kể từ đó đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về trình độ quản lý kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực tài chính.

Bên cạnh các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân đang nổi lên và dần trở thành thành phần kinh tế có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Hòa chung vào sự bùng nổ mạnh mẽ của một nền kinh tế mới nổi và là một trong những điểm nóng nhất của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang thể hiện sức trẻ và sư quyết tâm của mình trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Dựa trên sức trẻ và sự quyết tâm đó, các doanh nghiệp Việt Nam luôn sẵn sàng học hỏi để ngày càng phát triển mở rộng và vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.

Tuy mới thực hiện OFDI được khoảng 20 năm trở lại đây, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được những nước nhận đầu tư quen thuộc, truyền thống như Lào, Campuchia, Nga…Trong đó, sự hiểu biết, giao lưu và sự tương đồng về văn hóa là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các nước Lào, Campuchia thì đó còn là sự gần gũi về mặt địa lý.

Khi đầu tư ra nước ngoài, một điều rất quan trọng là phải hiểu biết về tình hình thị trường và văn hóa của nơi nhận đầu tư. Việc công đồng người Việt ở nước ngoài đông đảo trải khắp trên thế giới góp phần vào sự tìm hiểu thị trường của các doanh

nghiệp Việt Nam. Có thể coi đây là một trong những điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nằm vững các quy định của nhà nước Việt Nam về hoạt động OFDI. Từ đó hạn chế đáng kể những trở ngại trong quá trình làm thủ tục để đầu tư ra nước ngoài.

b. Điểm yếu

Mặc dù có sự phát triển đáng kể về trình độ công nghệ, khả năng tài chính song nếu so với các đối thủ cạnh tranh thì tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư.

Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế. Tỷ lệ số vốn thực hiện so với số vốn đăng ký còn nhỏ.

Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài.

c. Cơ hội

Chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản.

Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước tiếp nhận đầu tư có tiềm năng về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt. Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng để các

doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản... Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia.v.v) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía.

Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động OFDI dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động OFDI.

Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án OFDI dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án OFDI đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án OFDI đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú.

Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn.

d. Thách thức

Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào).

Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).

Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

Chính phủ Việt Nam chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB Nga.

Khuôn khổ pháp lý về OFDI theo hình thức gián tiếp còn chưa rõ ràng, gây hạn chế cho việc đầu tư theo hình thức này. Điều này chưa phù hợp bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động OFDI.

Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ở một số dự án OFDI thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài.Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc. [31] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 78 - 81)