NGÀY CÀNG ƯU TIÊN SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦA VIỆT NAM
Dựa vào những mặt đạt được và chưađạt được của ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của VN và kết quả phân tích từ chương 4 kết hợp với lấy ý kiến trực tiếp của người tiêu dùng về các giải pháp tác giả đưa ra được những giải pháp giúp các doanh nghiệp VN sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh giúp người tiêu dùng sử dụng và tin tưởng vào hàng VN, hỗ trợ chương trình người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Giải pháp 1: Phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng
Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm gồm hoàn thiện hệ thống đo lường thực phẩm về định lượng khối lượng. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000, GMP, HACCP trong các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.
Thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất chủ yếu là kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hưởng ứng “Tháng hàng động vì vệ sinh an toàn chất lượng thực phẩm”
thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn và nâng cao chất lượng thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đối tượng được thanh kiểm tra là một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giải pháp 2: Phát triển sản phẩm chất lượng cao
Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp nên đầu tư thêm cho bộ phận nghiên cứu và phát triển nhằm nghiên cứu tốt hơn đặc điểm, khẩu vị…từng vùng miền đưa ra được những những loại thực phẩm đóng hộp đặc sản mang tính đặc trưng, phù hợp với nhu cầu, sở thích của mọi đối tượng tiêu dùng.
Phát triển các sản phẩm chất lượng cao: theo xu hướng phát triển của xã hội con người ngày càng có nhu cầu cao hơn trong việc lựa chọn các loại thực phẩm đóng hộp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt là ở các đô thị, thành phố lớn nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao là rất lớn, do đó các doanh nghiệp cần ứng
dụng những tiến bộ khoa học để sản xuất ra những loại thực phẩm đóng hộp cao cấp dành cho người có thu nhập cao và để xuất khẩu như các sản phẩm rượu, bia, sữa, bánh kẹo cao cấp.
Giải pháp 3: Phát triển thị trường
Để phát triển thị trường đầu tiên các doanh nghiệp trong nước cần phải đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm nhằm đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Cần tạo ra các các loại thực phẩm đóng hộp với một dáng vẽ tươi ngon hơn, bắt mắt hơn, cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Những mẫu mã cũ cần được thay thế bằng những thiết kế mới nhưng vẫn giữđược những giá trị cốt lõi của nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng và được tín nhiệm trên toàn quốc.
Thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản. Xây dựng mạng thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến thực phẩm và các dịch vụ thương mại điện tử.
Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước, giúp tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp theo phương châm “buôn có bạn, bán có phường” nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giải pháp 4: tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ nhằm cải tiến qui trình chế biến
Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng giải pháp thuê mua máy móc thiết bị bán tự động trong doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ thiết kế chế tạo, thiết bịđóng bao gói, thiết bị chiết rót thực phẩm.
Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp như ứng dụng ERP (hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp) nhằm giảm thất thoát trong hoạt động. Ví dụ ngành đồ uống là một trong những ngành kinh doanh đặc thù, bởi nhà sản xuất sau khi bán sản phẩm thì thu hồi vỏ chai để tái sử dụng. Họ phải đầu tư một khoản kinh phí khá lớn cho vỏ chai, nếu không quản lý được việc thu hồi, sử dụng lại thì doanh nghiệp sẽ bị thất thoát về vốn. Giảm thất thoát vốn chỉ là một trong những hiệu quả mà việc ứng dụng ERP mang lại cho các doanh nghiệp ngành giải khát.
Chiến lược 5: Chiến lược cạnh tranh về giá
Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, giá cả là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng Việt Nam xích lại gần hơn với sản phẩm nội địa, do đó các doanh nghiệp cần đưa ra các dòng sản phẩm có giá cả phù hợp với từng đối tượng có thu nhập khác nhau, giá cả phải linh động ở từng thời điểm.
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là tại Cần thơ thu nhập vẫn ở mức trung bình vì vậy khi định giá sản phẩm doanh nghiệp cần đưa ra mức giá cạnh tranh để phù hợp với nhóm đối tượng lớn khách hàng này nhưng vẫn phải đảm bảo mức chất lượng tốt thì mới có thể cạnh tranh lại hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng cần đưa ra những sản phẩm chất lượng cao với giá cao nhằm đáp ứng nhu cầu cho những tầng lớp có thu nhập khá trở lên.
Giải pháp 6: mở rộng mạng lưới phân phối
Trong việc xây dựng kế hoạch marketing thì hệ thống phân phối đóng vai trò là khâu cuối cùng và điểm để thể hiện toàn bộ giá trị hình ảnh, phong cách, chất lượng, sản phẩm của một thương hiệu. Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển đổi dần thói quen mua sắm từ các chợ, cửa hàng tạp hóa sang siêu thị, cửa hàng lớn và các trung tâm mua sắm. Trước xu hướng các kênh phân phối bán lẻ truyền thống sẽ bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho các kênh mua sắm hiện đại nhiều doanh nghiệp đã sớm quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ tập trung phát triển hệ thống phân phối hiện đại tại khu vực thành thị, hệ thống bán hàng của doanh nghiệp tại nông thôn chưa được bao kín và hoạt động kém hiệu quả.
Xây dựng các chuỗi cửa hàng đại lý, bên cạnh đó đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị trong cả nước, tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với lãnh đạo của các siêu thị CoopMart, Maximax, Big C…và phải tiếp tục đặt gian hàng trong các siêu thị này vì ngoài vấn đề doanh số bán hàng cao còn giúp khẳng định được hình ảnh và vị trí thương hiệu trên thương trường.
Giải pháp 7: Kết hợp về phía sau, kiểm soát nguồn nguyên vật liệu
Các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng trung tâm, các trạm cung cấp cây giống, con giống để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định tránh được những biến động của thị trường và đảm bảo chất lượng tốt chất lượng tốt. Áp
dụng những kỹ thuật tiến tiến nhằm xử lý rau, quả sau khi thu hoạch được bảo quản tốt giảm tỷ lệ hư hao và vẫn đảm bảo độ tươi khi chế biến thành các loại thực phẩm đóng hộp như màng bán thấm BOQ -15 (Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ) nghiên cứu, sản xuất, màng Chitosan đây là sản phẩm và quy trình công nghệ do các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học ( Trường Đại học Cần Thơ) nghiên cứu thành công trong việc bảo quản các loại quả tươi sau thu hoạch. Quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp nông sản có chất lượng cao cho chế biến thực phẩm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn được chế biến sâu.
Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa các doanh nghiệp chế biến, cung ứng thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc hợp tác nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của các bên để xây dựng và phát triển chuỗi liên kết từ thức ăn chăn nuôi/ giống, phân bón đến hệ thống trang trại giết mổ/trồng trọt, chế biến-cung ứng các sản phẩm nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế với năng suất cao, đem lại hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia đồng thời góp phần phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt trong khu vực và cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao, an toàn cho xã hội.
Hình 5.1: Chuỗi cung ứng thực phẩm đóng hộp an toàn
NGƯỜI TIÊU DÙNG TT cung cấp giống vật nuôi/cây trồng Trang trại trồng trọt, chăn nuôi Cung cấp thứcăn chăn nuôi/phân bón DN chế biến, sản xuất TPĐH
Kênh phân phối: chợ, siêu thị…
Giải pháp 8: tăng cường hoạtđộng quảng cáo, quảng bá thương hiệu Để các thương hiệu nội địađược người tiêu dùng biết đến cần phải có chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp nhằm đưa hình ảnh thương hiệu Việt đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Để việc quảng cáo tuyên truyền hiệu quả các doanh nghiệp cần phải biết được những kênh truyền thống nào người tiêu dùng quan tâm nhiều từ đó đưa quảng cáo đúng vào sự quan tâm này. Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện như:
Quảng cáo trên truyền hình:truyền hình là kênh truyền thông thông dụng và phổ biến nhất đối với mọi người, vì thế mà việc chọn lựa kênh truyền hình được nhiều người tiêu dùng ưu tiên xem để quảng cáo thì hiệu quả quảng bá, tuyên truyền của nó rất cao, thông tin sản phẩm dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
Quảng cáo trên báo tạp chí: lựa chọn những loại báo có số lượng đọc giả lớn để tuyên truyền, quảng bá thì xác suất để người tiêu dùng biết đến là rất cao.
Quảng cáo trên mạng: ngày nay với tốc độ phát triển của internet nó đã kết nối được mọi người và trở thành kênh truyền tải khổng lồ. Đây là kênh truyền tải thông tin vô cùng hữu hiệu nhưng lại ít tốn kém chi phí hơn. Do đó các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng, thiết kế website, đăng kí tên miền để hình ảnh, tên tuổi của doanh nghiệp đượcđông đảo người tiêu dùng biết đến.
Tổ chức các chương trình như các game show ẩm thực trên truyền hình, đăng kí tài trợ cho những chương trình có đông đảo lượng khan giả đón xem, tham gia các hội chợ…để người tiêu dùng biết đến thương hiệu của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơđối với các loại thực phẩm đóng hộp xuất xứ từ TQ, nhận định của người tiêu dùng đối với thực phẩm đóng hộp do VN sản xuất so với hàng TQ từđó có thểđưa ra được những giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp người tiêu dùng TP.Cần Thơ ưu tiên sử dụng đối với các loại thực phẩm đóng hộp do các doanh nghiệp VN sản xuất. Kết quả khảo sát, lấy ý kiến người tiêu dùng dựa trên các câu hỏi Liker 5 mức độ cho thấy khi quyết định mua một sản phẩm đóng hộp của TQ thì yếu tố chất lượng, VSATTP; yếu tố giá cả, tiện ích của sản phẩm; yếu tố cảm nhận và phương thức tiếp cận tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Đặc biệt người tiêu dùng ngày nay rất chu ý đến vấnđềđảm bảo sức khỏe, sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp để thay thế, bổ sung thêm dinh dưỡng, giúp tiết kiệm thời gian nhưng phải đảm bảo chất lượng tốt nên yếu tố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại thực phẩm TQ rất được người tiêu dùng quan tâm vì những thông tin về các loại thực phẩm không an toàn có chứa phẩm màu, phụ gia, hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng đang được phanh phui và phát hiện với nhiều loại mặt hàng thực phẩm của TQ.
Theo người tiêu dùng nhận định thì nguyên nhân chủ yếu mà thực của TQ có mặt tại thị trường VN là vì giá cả rất rẻ và sựđa dạng về mẫu mã chủng loại phù hợp với đối tượng tiêu dùng có mức thu nhập trung bình khá chiếm phần đông tại VN. Và kết quảđánh giá thực tế về mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm TQ đã cho thấy rằng người tiêu dùng Cần Thơ cảm không hài lòng đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (điểm trung bình 2,901), họ chỉ cảm thấy hài lòng về yếu tố giá cả và tiện ích của sản phẩm (điểm trung bình 4,043).
Theo đánh giá chung của người tiêu dùng thì chất lượng của các loại thực phẩm đóng hộp của VN tốt hơn so với của TQ riêng chỉ có yếu tố công nghệ chế biến là gần như nhau giữa hai quốc gia, công nghệ chế biến thực phẩm của VN
vẫn còn thô sơ, thủ công, không đảm bảo vệ sinh đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ. Về giá cả thì nhìn chung giá cả của hàng VN được đánh giá là cao hơn so với của TQ, vì các doanh nghiệp của TQ biết tận dụng lợi thế về qui mô, chấp nhận giá rả nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Tóm lại, để giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nội địa nhiều hơn thì các doanh nghiệp sản xuất nên tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị phần, khắc phục những khuyết điểm đang tồn tại, không nên quá chạy theo vấn đề lợi nhuận, đưa ra mức giá cả cạnh tranh hơn để có thể giành lại những phân khúc đã bị mất.