Bánh kẹo đóng gói

Một phần của tài liệu Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf (Trang 42)

Việt Nam hiện đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp cacao, điều này rất có lợi cho ngành bánh kẹo. Nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng GDP từ trung bình đến cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm thượng hạng tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, hiện nay ngành sản xuất cacao trong khu vực lại chưa thực sự đáp được nhu cầu này nên vẫn phải nhập khẩu cacao cũng như các mặt hàng có giá trị gia tăng từ nước ngoài. Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp cacao trong khu vực sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho những nông dân trồng cacao mà còn làm tăng các cơ hội đầu tư vào ngành chế biến cacao và gia tăng giá trị. Hơn nữa, các nước lân cận cũng sẽ tiếp cận với nguồn cung cấp cacao có giá trị gia tăng với mức giá rẻ tương đối rẻ. Nhìn chung việc đáp ứng những nhu cầu đối với những loại hàng hóa xa xỉ này không chỉ cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mà còn góp phần cải thiện các mối quan hệ thương mại trong khu vực và thu hút đầu tư nhiều hơn.

Biểu đồ 3.2: Số liệu và dự báo doanh số bán hàng mặt hàng bánh kẹo

(Nguồn: Tổng cục thống kê, báo chí thương mại BMI)

3.2.3 Ngành đồ uống

Thị trường đồ uống của Việt Nam đang phát triển cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Dù có sự cạnh tranh rất cao song các công ty nước ngoài vẫn mở rộng đầu tư tại Việt Nam vì đây được xem là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới với sự tăng trưởng được kích thích bởi sự phát triển kinh tế và du lịch.

 Đồ uống có cồn

Ngành đồ uống có cồn của Việt Nam tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó mới nhất là công ty Sapporo của Nhật Bản. Điều này có được là nhờ triển vọng phát triển sáng sủa của ngành đồ uống có cồn với những kết quả khích lệ như: tiêu dùng trong nước tăng do nền kinh tế mở cửa và sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ du lịch. BMI dự báo doanh số sẽ tăng 32,6 % về số lượng giai đoạn 2009 – 2014, còn doanh số về giá trị sẽ tăng 41%. Doanh số mặt hàng bia – hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng các loại đồ uống có cồn – vẫn tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu của mình về mặt doanh thu.

Nhờ việc thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp đồ uống trong nước cũng như nước ngoài mà sản lượng bia dự báo sẽ tăng với tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn 2009 – 2014, với mức dự báo là 32,8%.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Doanh số bán hàng bánh kẹo (nghìn tấn) 86.1 89.9 94 97 99.1 100.4 103.9 107.6 111.6 116 Doanh số bán hàng - b ánh kẹo (triệu USD) 234.3 253.8 272.1 300.5 291.3 292.3 317.8 351.9 390 434.6 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và thu nhập sau thuế của người dân ngày càng cao, Việt Nam hiện là một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất bia. BMI dự báo tăng trưởng về doanh thu mặt hàng này sẽ chiếm khoảng 4,4% GDP vào năm 2010. Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch và một lượng lớn dân số di cư sang Việt Nam cũng là nguyên chính tác động mạnh mẽ và tích cực đối với sự phát triển của ngành đồ uống bia.

Mặc dù chi phí đầu vào cao và chính sách tiền tệ của chính phủ ngày càng chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, nhưng sản xuất bia vẫn tiếp tục tăng 14% trong 6 tháng đầu năm 2008. (Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam). Mặc dù giá cả tăng từ 10-20% trong 6 tháng đầu năm 2008, nhưng số lượng khách du lịch tới nhà hàng và quán giải khát vẫn tiếp tục tăng mạnh. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết tiêu thụ bia theo đầu người sẽ tăng ở mức hiện tại là 18 lít lên 28 lít vào năm 2010.

Tuy nhiên, BMI vẫn dự báo doanh số đối với mặt hàng rượu vang và rượu mạnh vẫn trên đà tăng trưởng từ nay cho đến năm 2014, nhưng với tốc độ không cao. Cả hai đều có sự phát triển tương đối chưa trưởng thành do thiếu vốn đầu tư và giá bán khá cao so với các mặt hàng đồ uống khác. Nhưng trong thời gian tới, hai yếu tố trên không còn đáng lo ngại do (1) khá nhiều nhà sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam chuyển hướng từ chuyên mặt hàng bia sang phân đoạn thị trường chưa bão hòa và có tiềm năng tăng trưởng cao; và (2) khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang những mặt hàng nhạy cảm về giá.

 Cà phê

Là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới chỉ sau Braxin nhưng ngành cà phê Việt Nam hiện vẫn chỉ có thế mạnh về xuất khẩu trong khi tiêu dùng trong nước chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ mà chủ yếu chỉ là dân thành thị. Tuy nhiên, với những nỗ lực của ngành nhằm gia tăng giá trị và lợi nhuận, tiêu thụ trong nước đang có xu hướng tăng dần lên và dự đoán chiếm khoảng 10% tổng sản lượng trong vụ mùa 2009. Giá cà phê thế giới ổn định đã tạo nhiều cơ hội hơn cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam, đóng góp khoảng 42% tổng sản lượng trong giai đoạn 2004 – 2008. Cũng trong giai đoạn này, tiêu thụ trong nước đã tăng lên gấp 3 lần.

Cơ hội vẫn còn rất rộng mở cho các nhà sản xuất cà phê Việt Nam. GDP tăng trưởng mạnh thúc đẩy nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống Ngoài ra, dân số Việt Nam khá trẻ, nên thói quen vào quán và uống cà phê ngày càng phổ biến hơn. BMI dự báo doanh thu các loại đồ uống (bao gồm cà phê và chè) sẽ tiếp tục tăng 67,6% về giá trị trong giai đoạn 2009 – 2014 do thói quen sử dụng của người dân cũng như những chiến dịch quảng cáo và marketing của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bài toán khó là làm thế nào để khai thác hết những cơ hội tiềm năng này. Các nhà xuất khẩu đang phải đối mặt với nhu cầu tiêu dùng hạt cà phê Arabica chất lượng ngày càng cao từ phía các nhà nhập khẩu trên thế giới. Hiện tại, với mức thu nhập khả dụng còn hạn chế tại các thị trường mới nổi, việc thay thế cà phê Robusta bằng Arabica không phải là việc “một sớm một chiều” mà xảy ra được; nhưng với yêu cầu về chất lượng ngày càng cao các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải tính đến trường hợp này.

 Đồ uống pha chế sẵn không có cồn

Mặc dù chưa có con số chính xác về doanh số đồ uống pha chế sẵn không cồn, nhưng BMI dự đoán tiêu thụ loại đồ uống này sẽ có chiều hướng tích cực giống như đồ uống có cồn.

Các yếu tố chính tác động tích cực đối với ngành đồ uống không cồn bao gồm: tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa, đầu tư nước ngoài và du lịch phát triển. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn khá quan tâm tới vấn đề lối sống lành mạnh cho dù những ảnh hưởng phương Tây tác động tới thói quen tiêu dùng nhưng BMI vẫn cho rằng đồ uống pha chế sẵn không cồn sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam từ nay cho đến năm 2014.

3.3 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP TẠI CẦN THƠ THÔNG QUA CÁC MẪU NGHIÊN CỨU THƠ THÔNG QUA CÁC MẪU NGHIÊN CỨU

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thực phẩm đóng hộp khác nhau được sản xuất để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Thực phẩm đóng hộp có thể được chia thành 8 nhóm chính được phân loại theo nguồn gốc tạo ra các loại thực phẩm đóng hộp đó bao gồm:

1. Thực phẩm đóng hộp chế biến từ rau như: dưa chua các loại…

Dưa rau muống Sauce cà chua

2. Thực phẩm đóng hộp chế biến từ quả: nước ép trái cây các loại, mức các loại, thạch dừa,…

Nước ép trái cây Mứt bí

3. Thực phẩm đóng hộp sản xuất từ tinh bột như: các loại bánh, mì gói…

Bánh qui Mì gói

4. Thực phẩm đóng hộp chế biến từ thịt như: thịt đóng hộp các loại, pate, xúc xich, chả lụa…

5. Thực phẩm đóng hộp chế biến từ thủy sản

Cá mòi 6. Thực phẩm đóng hộp chế biến từ sữa

Sữa tươi Sữa chua

7. Sản phẩm đồ uống: rượu, bia các loại, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas…

Bia Nước ngọt có gas

8. Nguyên liệu, gia vị

Hạt nêm

Qua nghiên cứu khảo sát các đối tượng sinh sống trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ ta thấy có nhu cầu về sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp như sau:

Bảng 3.2: Các loại thực phẩm đóng hộp

(Nguồn: số liệu điều tra trực thực tế của tác giả năm 2011)

Qua bảng kết quả điều tra cho thấy, có 21,7% người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm đồ uống có thể thấy được mặt hàng sản phẩm đồ uống đang rất phổ biến được người dân tiêu thụ mạnh nhất như các loại bia, các loại đồ uống có cồn, các loại nước có gas, cafe, trà...Kế đến là các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến từ sữa chiếm 19,2% như các loại sữa bột, sữa tươi,....Các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến từ thịt chiếm 13,1% và thuỷ sản chiếm 9,6% cũng đang được nhiều người lựa chọn như các sản phẩm: thịt đóng hộp, pate, xúc xích, các loại cá mòi dùng trong bữa ăn hằng ngày...Nguyên liệu, gia vị cũng là phần không thể thiếu trong quyết định tiêu dùng thực phẩm đóng gói dành cho bữa ăn chiếm 12,1%. Các loại thực phẩm đóng hộp chế biến từ quả bao gồm đồ hộp nước quả các loại nước ép trái cây, đồ hộp mức quả như mức nhuyễn, mức đông, mức khô; các loại thực phẩm đóng hộp chế biến từ tinh bột như các loại bánh qui,bánh hộp…; các loại thực phẩm đóng hộp chế biến từ rau như đồ hộp rau tự nhiên, đồ hộp rau ngâm giấm, đồ hộp rau muối chua, các loại sauce cà chua…chiếm tỷ lệ lần lượt là 11,1%, 9,6%, 3,5%. Trả lời Các loại TPĐH Quan sát Phần trăm(%) TPĐH chế biến từ rau 14 3,5 TPĐH chế biến từ quả 44 11,1 TPĐH chế biến từ tinh bột 38 9,6 TPĐH chế biến từ thịt 52 13,1 TPĐH chế biến từ thủy sản 38 9,6 TPĐH chế biến từ sữa 76 19,2 Sản phẩm đồ uống 86 21,7 Nguyên liệu,gia vị 48 12,1 Tổng 396 100

Sự đa dạng về chủng loại của thực phẩm đóng hộp đã thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng phong phú của người dân Cần Thơ. Đặc biệt, mặt hàng đồ uống và các loại thực phẩm đóng hộp chế biến từ sữa đang được tiêu thụ mạnh. Do sự phát triển về kinh tế và dân số trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây đã đẩy mạnh nhu cầu về hai loại mặt hàng này. Có thể thấy các quán café, quán ăn, quán nhậu đang đua nhau mọc lên ở mọi ngõ ngách trong thành phố, đây là những nơi tiêu thụ mạnh nhất các mặt hàng như bia, rượu, nước ngọt có gas… Dân số và thu nhập trung bình của người dân tăng là nguyên nhân các loại thực phẩm đóng hộp từ sữa có nhu cầu cao, chủ yếu là các loại sữa bột, sữa tươi dành cho em bé và các loại sữa bổ sung dinh dưỡng tăng khả năng đề kháng và nâng cao sức khỏe.

Bảng 3.3: Bảng thống kê tình hình mua sắm

Nơi mua hàng

Số lần mua

Siêu thị Chợ Cửa hàng tạp hoá Tổng

Phần trăm% 1-2 lần 37 15 20 72 60 3-4 lần 10 12 9 31 25,8 5-6 lần 8 3 6 17 14,2 Tổng 55 30 35 120 100 Phần trăm% 45,8 25 29,2 100

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế của tác giả, năm 2011)

37 15 20 10 12 9 8 3 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1-2 lần 3-4 lần 5-6 lần Hình 3.3: Tình hình mua sắm Siêu thị Chợ Cửa hàng tạp hoá

Qua quan sát cho thấy số lần mua thực phẩm đóng hộp trung bình hàng tuần của người dân là 1-2 lần/tuần chiếm 60% tổng số quan sát và nơi mua sắm thường xuyên và được nhiều người lựa chọn nhất là tại các siêu thị chiếm tỷ lệ 45,8%, kế đến là 3-4 lần/tuần chiếm tỷ lệ 25,8% và địa điểm mua sắm kế tiếp được người tiêu dùng lựa chọn đó là các cửa hàng tạp hoá chiếm 29,2% tổng số mẫu quan sát, 5-6 lần/tuần chiếm 17,14% và có 25% số người còn lại mua các loại thực phẩm đóng hộp tại các chợ kênh phân phối rất quen thuộc của người dân Vệt Nam từ xưa đến nay.

Qua phân tích trên cho thấy người tiêu dùng trên địa bàn quận Ninh Kiều có nhu cầu rất cao trong việc sử dụng thực phẩm đóng hộp trong cuộc sống hằng ngày bên cạnh những thực phẩm tươi sống truyền thống. Với cuộc sống hiện đại, công việc, thời gian luôn bận rộn thì sự thuận tiện của các loại thực phẩm đóng hộp đã trở thành xu hướng quan trọng của thị trường thực phẩm, vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà người tiêu dùng mong muốn cho một bữa ăn thiết yếu hằng ngày các loại thực phẩm đóng hộp còn bổ sung thêm vitamin, chất khoáng…chế biến nhanh gọn, dễ dàng, bảo quản được lâu. Người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm đến chất lượng của thực phẩm họ đã thay đổi thói quen tiêu dùng chuyển từ thói quen mua sắm tại các chợ, cửa hàng tạp hoá sang kênh phân phối mới là các siêu thị, nơi có rất nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và siêu thị là nơi mà hàng hoá luôn được kiểm định chất lượng trước khi được bày bán.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU PHÂN TÍCH

4.1.1 Kết cấu giới tính của đối tượng nghiên cứu

Qua biểu đồ cho thấy phân bổ giới tính trong tổng số mẫu quan sát như sau giới tính nữ chiếm tỷ lệ 59%, nam chiếm tỷ lệ 41%. Kết quả cho thấy giữa nam và nữ đều có nhu cầu sử dụng thực phẩm đóng hộp nhưng nữ giới chiếm nhiều hơn vì đại bộ phận họ là những người sẽ đảm nhận nhiệm vụ nấu nướng nên họ sẽ quyết định việc mua sắm, chi tiêu các loại thực phẩm cho gia đình và các loại thực phẩm đóng hộp chính của nhóm khách hàng nữ là các loại thực phẩm đóng hộp được dùng trong các bữa ăn hằng ngày, các loại sữa, bánh, nguyên liệu gia vị dùng để nấu nướng, các loại nước ép trái cây…Còn đối với nam giới thì nhóm sản phẩm đồ uống được tiêu thụ nhiều hơn bên cạnh những loại thực phẩm đóng hộp dùng để ăn.

4.1.2 Mức thu nhập hàng tháng của đối tượng nghiên cứu Bảng 4.1: Bảng thu nhập của đối tượng nghiên cứu Bảng 4.1: Bảng thu nhập của đối tượng nghiên cứu

Thu nhập Tần suất Phần trăm(%)

Dưới 2tr 14 11,7

2-4tr 57 47,5

Trên 4-6 tr 31 25,8

Trên 6 18 15,0

Tổng 120 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả năm 2011)

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giới tính

41%

Qua thống kê các đối tượng nghiên cứu cho thấy thu nhập trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 2-4 triệu chiếm tỷ lệ 47,5%, kế đến là từ 4-6 triệu chiếm tỷ lệ 25,8%, mức thu nhập trên 6 triệu chiếm tỷ lệ 15% và cuối cùng mức thu nhập dưới 2 triệu chiếm tỷ lệ 11,7%. Người tiêu dùng sử dụng Cần Thơ có mức thu nhập trung bình khá trở lên, riêng với nhóm sinh viên do chưa đi làm nên thu nhập chủ yếu là của gia đình cho. Ngày nay, có rất nhiều loại thực phẩm đóng hộp với các mức giá khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng và phù hợp với túi tiền của từng đối tượng, không chỉ người cao thu nhập mới có thể mua được mà nó còn đáp ứng được nhóm đối tượng là sinh viên từ những sản phẩm cao cấp

Một phần của tài liệu Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)