PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ QUA CÁC CHỈ TIÊU:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO.doc (Trang 50 - 53)

E 9/3 NGUYỄN HỮU TRÍ, THỊ TRẤN TÂN TÚC, H BÌNH CHÁNH

3.4.PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ QUA CÁC CHỈ TIÊU:

BÁN LẺ QUA CÁC CHỈ TIÊU:

Đối với mọi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đều bị quy luật cạnh tranh chi phối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận nó và sử dụng nó như một công cụ để đạt được mục tiêu. Song trong thực tế điều này không dễ gì thực hiện được. Bởi cạnh tranh đâu chỉ đơn giản là thấy người ta làm gì cũng cố gắng bắt chước sao cho giống, sao cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh, đó là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy thế mạnh của mình dựa trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ. Nói cách khác, đó cũng là lý do vì sao phải đánh giá tính năng đa dạng hơn, kiểu dáng đẹp hơn, thể hiện mức độ sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm đó.

3.4.1. Thị phần:

Thị phần của kênh phân phối bán lẻ của công ty là phần mà kênh này chiếm được trong toàn thị trường bán lẻ dược phẩm. Hiện nay trên thị trường bán lẻ dược phẩm trên toàn quốc, tình hình cạnh tranh đang diễn ra ngày một gắt gao, nhất là sau khi có quyết định số 11/2007 QĐ – BYT của Bộ Y Tế về việc đến năm 2011 tất cả các nhà thuốc đều phải đạt chuẩn GPP. Các công ty tham gia kinh doanh lĩnh vực này hiện đang bắt đầu tăng lên đáng kể. Nếu như tính đến thời điểm 15/1/2009, toàn thành phố chỉ có 131 nhà thuốc đạt chuẩn GPP thì đến thời điểm 28/7/2010 đã có tới 752 nhà thuốc đạt chuẩn, riêng các công ty tham gia, ngoài Sapharco, Codupha, Phano, ECO hay Vimedimex thì hiện đang tăng lên từng ngày, trong có có Tập đoàn Mai Linh, Công ty Cp Dược Hậu Giang, Công ty Cp nhà thuốc bán lẻ Đông Dương… Trong tổng số 752 nhà thuốc đạt chuẩn GPP hiện nay, chỉ có 79 nhà thuốc thuộc hệ thống chuỗi bán lẻ của các công ty, chiếm khoảng 10,5% tổng số. Tuy nhiên nếu so sánh giữa thị phần của các nhà thuốc chuỗi với các nhà thuốc bán lẻ đạt GPP

thì nhà thuốc chuỗi hiện đang chiếm ưu thế hơn vì hoạt động khá đúng chuẩn GPP mà Bộ Y tế đề ra, thế mạnh là các công ty đa phần đều có chức năng nhập khẩu dược phẩm, đảm bảo nguồn cung và giá tốt hơn những nhà thuốc phải lấy hàng qua quá nhiều khâu trung gian. Theo Tiến sĩ Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM ( phát biểu trên báo Nhịp cầu đầu tư ngày 21/6/2010 ): “Tương lai thị phần nhà thuốc nhỏ lẻ sẽ thu hẹp, chuỗi nhà thuốc của các nhà đầu tư có vốn mạnh sẽ phát triển. Tại Philippines, 90% thị phần tân dược là của các chuỗi nhà thuốc GPP”.

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở trên địa bàn TPHCM, tính đến 0 giờ, ngày 1/4/2009, tổng số dân của Tp.HCM là 7.123.340 người, trong đó dân số thành thị chiếm 83,24% tổng dân số toàn thành phố, có thể nói thị trường ngành Dược tại Tp.HCM là thị trường lớn nhất cả nước. Ngoài ra, với mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 7,6%, mức sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu với các loại thuốc bổ dưỡng, vitamin, tăng cường sức khỏe là cần thiết. Đây chính là những nhân tố góp phần phát triển ngành dược.

Với những số liệu mang tính khả quan rất cao như vậy, nên ngành dược đang ngày càng trở nên màu mỡ hơn, thu hút thêm nhiều sự đầu tư cũng như cạnh tranh từ các công ty trong và ngoài nước.

Biểu đồ 3.3 Thị phần bán lẻ năm 2009 BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN BÁN LẺ DƯỢC PHẨM 2009 3% 3% 7% 60% 23% 4% Sapharco ECO V-phano Codupha Nhà thuốc bệnh viện Nhà thuốc còn lại

(Nguồn: Tổng hợp thông tin từ báo Việt Nam Net ngày 13/02/2009 cùng với thông tin từ C.ty Sapharco, Cty Phano, Cty ECO và Cty Codupha )

Trên đây là biểu đồ thị phần bán lẻ dược phẩm năm 2009, tuy nhiên, phạm vi chỉ bao gồm Tp.HCM và các quận, huyện lân cận vì đây là nơi có thị trường bán lẻ dược rộng nhất, hoạt động mạnh nhất, và cũng là nơi tập trung nhiều sự cạnh tranh

nhất. Qua biểu trên, có thể thấy trong năm 2009, các nhà thuốc bệnh viện khá thành công trong lĩnh vực bán lẻ khi chiếm được 60% thị phần. Trước đây, nhà thuốc bệnh viện hoạt động không hiệu quả và gặp nhiều tai tiếng: Tư cách pháp nhân, kinh doanh y hiệu của bệnh viện, nguồn thuốc từ đâu, giá thuốc thế nào, thuốc được bảo quản ra sao, chất lượng nhân lực dược có đủ đáp ứng... Một số bệnh viện, phòng khám còn mơ hồ về Luật Dược, bán thuốc cho bệnh nhân ngoại trú mà không thành lập nhà thuốc, hoặc để tư nhân vào lũng đoạn hoặc núp bóng bệnh viện để kinh doanh dược. Nhưng từ khi áp dụng tiêu chuẩn GPP cho khoảng 75/82 nhà thuốc bệnh viện công lập ( theo số liệu của Sở Y Tế Tp.HCM ngày 28/7/2010 ) thì doanh thu của các nhà thuốc được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra với lợi thế về vị trí địa lý nên các nhà thuốc này sau khi đạt chuẩn hoạt động khá hiệu quả.

40% thị phần còn lại được chia cho các công ty và nhà thuốc tư nhân. Các công ty với lợi thế về nhà thuốc theo chuỗi, và tốc độ GPP hóa nhanh đang chiếm rất nhiều ưu thế. Codupha vốn sỡ hữu một hệ thống phân phối khổng lồ do vậy việc chiếm 7% thị phần là điều hoàn toàn có thể. Sapharco, ECO,Phano hiện đang có thị phần khá đồng đều khi chiếm lần lượt là 3%, 4%, và 3%. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu năm 2009, mặc dù quy định về tiêu chuẩn GPP được Bộ Y Tế đưa ra năm 2007, nhưng mãi đến đầunăm 2008 thì mô hình nhà thuốc GPP mới bắt đầu được thực hiện với nhà thuốc đạt chuẩn đầu tiên được thành lập vào tháng 3/2008 của Công ty Cp Dược phẩm Phano. Sở dĩ phải mất một khoảng thời gian lâu như vậy là vì một số khó khăn khách quan như thói quen của người tiêu dùng, nguồn vốn không đủ,…và cho đến giữa năm 2008, cả nước ta chỉ có khoảng 83 nhà thuốc đạt chuẩn trên tổng số 40.000 nhà thuốc trên cả nước. Do vậy, tuy năm 2009 là một năm tương đối không thành công đối với các chuỗi nhà thuốc của các công ty nhưng bước đầu đã thể hiện sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường này.

So với vị thế công ty hiện nay thì việc sở hữu thị phần khá khiêm tốn là 3% cho thấy khả năng phát triển mảng phân phối bán lẻ của Sapharco từ trước đó tỏ ra không hiệu quả. Tuy nhiên, bằng một loạt các dự án sắp tới với mục tiêu hướng thẳng vào thị trường bán lẻ, Sapharco đang dần cải thiện hình ảnh của công ty trong lĩnh vực này, và đã có những hiệu quả bước đầu, đó là việc doanh thu năm 2009 của kênh phân phối này đạt 12,47 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Không những vậy, tốc độ hình thành các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Sapharco hiện đang được đẩy

mạnh thông qua việc xây dựng hệ thống SPG Pharmacy, theo ông Lê Minh Trí, Tổng giám đốc công ty Cp Dược phẩm Sài Gòn – Sapharco : “đến năm 2019, Sapharco phấn đấu sẽ sỡ hữu 1000 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên cả nước”. Điều này cho thấy Sapharco đang thật sự muốn xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Dược phẩm cả nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO.doc (Trang 50 - 53)