E 9/3 NGUYỄN HỮU TRÍ, THỊ TRẤN TÂN TÚC, H BÌNH CHÁNH
3.5. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ:
3.5.1. Những thành tựu đạt được:
Trước những thành công từ trước đến nay, trong vòng 33 năm qua, Sapharco hoàn toàn không ngủ quên trên chiến thắng của mình, Cty đã và đang cố gắng hết sức để phát huy các thế mạnh sẳn có và xâm nhập vào các thị trường mới cũng như tận dụng các cơ hội một cách triệt để. Và Sapharco đã hoàn toàn đúng đắn khi bước đầu có những chiến lược nhằm xâm nhập và thị trường bán lẻ dược phẩm. Và thành tựu quan trọng nhất chính là Sapharco đã xây dựng nên hệ thống SPG Pharmacy nhằm biến thế mạnh của mình thành một công cụ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm.
Mặc dù doanh số của kênh phân phối bán lẻ trong các năm vừa qua không được cao, chiếm tỉ trọng rất nhỏ từ 0.7% đến 2,4% trong tổng doanh thu của các kênh nhưng nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì kênh bán lẻ đã có bước nhảy vọt khá ấn tượng khi doanh thu năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Chính việc này đã góp phần lớn trong việc tạo nên động lực thúc đẩy Sapharco đi tiếp các bước chiến lược tiếp theo của mình.
Bên cạnh đó, trước các đối thủ vô cùng linh hoạt và có phần ưu thế hơn trong việc tập trung nguồn lực vào một lĩnh vực duy nhất là bán lẻ dược phẩm thì Sapharco cũng đã chứng tỏ mình không hề là một đối thủ cạnh tranh dễ chịu khi tận dụng các công cụ cạnh tranh một cách khá thành công. Đầu tiên phải kể đến đó là công cụ cạnh tranh về mật độ phân phối hay còn gọi là độ bao phủ. Mặc dù ở công cụ này, Cty Phano, ECO hay Codupha là những công ty chiếm ưu thế nhưng bằng các chiến lược sắp tới của mình đặc biệt là hệ thống SPG Pharmacy với mục đích xây dựng hệ thống nhà thuốc chuỗi dựa trên hệ thống khoảng 400 nhà thuốc tư nhân trước đó, đồng thời với mục tiêu sở hữu 1000 nhà thuốc đến năm 2019,công cụ này sắp tới sẽ là một công cụ cạnh tranh mạnh nhất của Sapharco. Thứ hai là công cụ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, Sapharco đã thể hiện thế mạnh của mình ở công cụ này một cách triệt để hoàn toàn, nếu chỉ nói riêng về các sản phẩm về thuốc điều trị hay thực phẩm chức năng, Cty hoàn toàn vượt qua các đối thủ khác là Cty Phano và Cty ECO bằng các mối quan hệ với hơn 150 công ty hàng đầu và nổi tiếng trên thế giới, các mối quan hệ được xây dựng và đúc kết hơn 33 năm qua, đây là một thế mạnh mà không phải công ty nào cũng có được. Tiếp theo là công cụ cạnh tranh về chính sách giá cả, đây là công cụ mà Sapharco phát triển mạnh nhất ưu thế của mình qua hệ thống SPG
Pharmacy. Với chi phí chỉ bằng khoảng ½ số vốn ban đầu mà các Cty khác phải bỏ ra để xây dựng một nhà thuốc đạt chuẩn GPP, cùng với việc đảm bảo hoàn toàn khâu đầu vào với mối quan hệ khổng lồ và đặc biệt là sở hữu nhà máy sản xuất dược phẩm Roussel Việt Nam. Đây là công cụ cạnh tranh mà tại thời điểm hiện tại, Sapharco hoàn toàn lấn át tất cả các đối thủ khác trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ dược phẩm.
Ngoài ra, còn một số thành tựu khác như về tỷ suất lợi nhuận của kênh phân phối bán lẻ, công ty đã bước đầu cho thấy được phần chi phí bỏ ra đang dần được đền bù qua kết quả trong năm 2009. Tuy vẫn còn rất thấp so với những gì Sapharco đã đầu tư vào kênh này nhưng đây là vẫn được xem là một tín hiệu khả quan cho kênh phân phối bán lẻ của Sapharco.
3.5.2. Những mặt còn tồn tại:
Là một công ty khá thành công trong lĩnh vực phân phối, sau hơn 33 năm phát triển, Sapharco đã có được những vị thế nhất định trên thị trường Dược cả nước. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Sapharco vẫn vòn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm hiện nay, Sapharco đang gặp phải những khó khăn nhất định về cả mặt khách quan và chủ quan