Các khó khăn do chuẩn GPP gây ra:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO.doc (Trang 56 - 58)

E 9/3 NGUYỄN HỮU TRÍ, THỊ TRẤN TÂN TÚC, H BÌNH CHÁNH

3.5.2.1. Các khó khăn do chuẩn GPP gây ra:

Theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế thì đến ngày 1/1/2011 thì tất cả cả nhà thuốc trên địa bàn phải đạt chuẩn GPP. Hiện nay Sapharco sở hữu 18 nhà thuốc, nhưng chỉ mới nâng cấp được 4 nhà thuốc đạt chuẩn. Do vậy, trước áp lực của Bộ Y Tế, trong vòng nữa cuối năm 2010, Sapharco cần phải gấp rút nâng cấp toàn bộ hệ thống của mình nếu không sẽ bị buộc ngưng hoạt động. Là một công ty lớn, do vậy việc nâng cấp các nhà thuốc còn lại của Sapharco không có gì là khó khăn. Tuy nhiên, chính tiêu chuẩn này hiện đang gây rất nhiều khó khăn cho Sapharco nói riêng và cho cả ngành bán lẻ dược phẩm nói chung.

3.5.2.1.1. Tiêu chuẩn GPP chưa được phổ biến:

GPP là một khái niệm phổ biến ở những nước phát triển, nhưng ở nước ta, GPP là một thuật ngữ khá xa lạ với người dân. Người tiêu dùng không thể phân biệt được như thế nào là một nhà thuốc đạt hay không đạt chuẩn. Họ cũng không nhìn thấy được lợi ích khi mua thuốc ở những nhà thuốc đạt chuẩn này. Nhiều người còn ngại không dám vào các nhà thuốc đạt chuẩn GPP vì họ nghĩ rằng nhà thuốc khang trang hơn, có điều hòa.. thì giá thuốc sẽ cao hơn, do vậy mà khi một số nhà thuốc

nâng cấp lên tiêu chuẩn GPP thì bị mất khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này vô hình chung đã kiềm hãm tốc độ GPP hóa của các nhà thuốc khác, vì sợ sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng khách hàng quay lưng lại với nhà thuốc.

3.5.2.1.2. Khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu:

Chi phí ban đầu để xây dựng một nhà thuốc đạt chuẩn GPP khá tốn kém. Ngoài tiền thuê mặt bằng là điều tất yếu phải có, chuẩn GPP còn yêu cầu nhà thuốc phải luôn trong điều kiện nhiệt độ dưới 300C, sẽ phải trang bị máy lạnh và phải hoạt động suốt 24h (hay tối thiểu là trong giờ hành chánh). Chưa kể đến chi phí trang thiết bị khác mà chuẩn GPP yêu cầu như chi phí thuê mướn dược sĩ đứng quầy v..v. Ngoài việc phải chuẩn bị một nguồn vốn khá dồi dào, việc tìm kiếm được một vị trí đẹp với giá cả phải chăng là vô cùng khó khi mà các doanh nghiệp đang chạy đua cạnh tranh một cách gắt gao như hiện nay. ECO và Phano là những công ty khá có tiếng hiện nay trong lĩnh vực bán lẻ Dược phẩm nhưng cũng đã vấp phải nhiều khó khăn khi tiến hành thuê mướn mặt bằng. Chỉ trong năm 2008, nhà thuốc được đầu tư 3 tỉ đồng của Phano trên đường 3 Tháng 2 đã phải thay đổi địa điểm 2 lần, trước khi yên vị tại số 312 đường 3 Tháng 2, Q.10 bây giờ, hay như ECO đã phải mất 3 tháng thương thảo mới kí được hợp đồng thuê mướn một vị trí rộng bề ngang nhưng chỉ sâu 2m ở phố thuốc tây gần chợ Tân Định dù công ty đã chấp nhận ra giá cao hơn 20%.

3.5.2.1.3. Khó khăn về nhân lực:

Nếu theo tiêu chuẩn GPP, mỗi nhà thuốc phải có một dược sĩ có mặt thường trực. Điều này là yêu cầu khó khả thi với tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực thuộc hàng cao cấp nhất cả nước như hiện nay khi mà tỷ lệ dược sĩ nước ta mới chỉ đạt 1,19 dược sĩ/10.000 dân (thống kê năm 2009 của Bộ y tế). Thống kê từ Sở Y tế TP.HCM cho thấy, TP.HCM hiện có khoảng 4.250 dược sĩ trình độ đại học tập trung, chủ yếu ra kinh doanh riêng hoặc có công việc ổn định tại các cơ quan nhà nước, bệnh viện, các công ty dược nước ngoài…cho thấy việc thuê mướn được một dược sĩ có trình độ đại học đứng bán là điều hoàn toàn không đơn giản. Ngay như Phano, công ty này sẳn sàng trả mức lương tối thiểu cho một dược sĩ là 8 triệu đồng/tháng nhưng vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực.

3.5.2.1.4. Khó khăn về hành vi người tiêu dùng:

Yêu cầu tiếp theo khá ngặt nghèo của chuẩn GPP là người dân muốn mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc này phải có toa của bác sĩ. Và cho dù Bộ y tế đã nới lỏng

quy định nhưng vẫn rất khó để GPP đến gần với người dân khi thói quen mua thuốc theo yêu cầu, hay “dược sĩ là bác sĩ”, “bác sĩ là dược sĩ” vẫn còn phổ biến. Đây không những là khó khăn lớn nhất vì liên quan đến hành vi người tiêu dùng mà còn thể hiện xu hướng xã hội tất bật hiện nay của người dân. Mọi người không có thời gian đến đến phòng khám lấy đơn thuốc sau đó lại phải đến hiệu thuốc để mua. Chưa kể một số nhà thuốc còn tự ý thay thế bằng một số loại thuốc có dược tính tương tự nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn. Việc kinh doanh không lành mạnh này vô hình chung đã để lại ấn tượng xấu cho người tiêu dùng và gây mất uy tín cho hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO.doc (Trang 56 - 58)