Phân tích tình hình hoạt động kinhdoanh xuất khẩu gạo hiện nay của công ty: 1 Tình hình kim ngạch, tốc độ tăng giảm xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 47 - 49)

- Cơ cấu các hoạt động kinhdoanh chính:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinhdoanh xuất khẩu gạo hiện nay của công ty: 1 Tình hình kim ngạch, tốc độ tăng giảm xuất khẩu:

4.1.1. Tình hình kim ngạch, tốc độ tăng giảm xuất khẩu:

Bảng 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009

Xuất khẩu 2008 2009 So sánh

Tuyệt đối Tương đối (%)

Số lượng (tấn) 85,681 125,902 40,221 46.94

Kim ngạch (USD) 41,004,272 48,121,371 7,117,099 17.36

Giá bình quân (USD/tấn) 478.57 382.21 -96.36 -20.13

Nguồn tin: Số liệu của công ty

Hình 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009 Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 2 năm

36,000,00038,000,000 38,000,000 40,000,000 42,000,000 44,000,000 46,000,000 48,000,000 50,000,000 2008 2009 năm U S D Kim ngạch (USD)

- Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2009 tăng thêm hơn 7 triệu USD tương ứng với 17.36% về giá trị.

- Về khối lượng: tăng 40,221 tấn tương ứng với gần 47%.

* Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:

- Như ta đã biết khủng hoảng tài chính vào giữa năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế thế giới nhất là Mỹ với hệ thống tín dụng ngân hàng phát triển cao. Hệ thống tài chính của Việt Nam chưa phát triển lên mức độ cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tác động nhất định của cuộc khủng hoảng, vì thế công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng của các khách hàng nước ngoài. Qua năm 2009 các quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp để kìm chế khủng hoảng, vì thế các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài cũng tăng trở lại dẫn đến sản lượng gạo xuất khẩu 2009 tăng rất ấn tượng so với năm 2008 là 47%.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, buộc tất cả Chính phủ các nước phải thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm thích ứng với những thay đổi lớn như sự vỡ nợ của các siêu công ty, siêu ngân hàng trên thế giới. Chính sách tiền tệ này có mặt tích cực là sẽ kìm chế lạm phát ở mức thấp, hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng có mặt hạn chế là nó kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể từ giữa đến cuối năm 2008, giai đoạn mà cuộc khủng hoảng bùng nổ, cơn sốt lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay đã diễn ra, cao điểm lãi suất huy động lên đến 17 18% và ở mức huy động này, lãi suất cho vay tương ứng là 21%. Như ta biết tỷ suất sinh lợi của các công ty thương mại và đặc biệt là công ty Tân Thạnh An phụ thuộc nhiều vào lãi suất cho vay vì công ty sử dụng hầu như toàn bộ là vốn vay. Điều này là một khó khăn rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có Tân Thạnh An và những nhà cung ứng gạo của công ty ở miền Tây.

- Năm 2008 ở Việt Nam đã có một cuộc khủng hoảng gạo ảo do những tin đồn thất thiệt cộng với việc mất mùa diễn ra trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó, đỉnh cao của cơn sốt là Philippin đã mua gạo để dự trữ với giá cao ngất ngưỡng là 1200USD/tấn, điều này tạo nên

lên cao thêm. Ở Việt Nam, cơn sốt được tăng lên cao thêm do tin đồn về việc mất mùa vụ Đông Xuân ở miền Bắc, điều này làm cho giá gạo trong nước lúc sốt đã tăng lên hơn 20 ngàn đồng 1kg. Từ những khủng hoảng trên, Chính Phủ Việt Nam tại thời điểm đó đã ban hành công điện: ngưng xuất gạo để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho Việt Nam. Vì lý do này, năm 2008 chính là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đến cuối năm 2008, đầu năm 2009, tình hình sốt gạo đã tan biến sau tin trúng mùa của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Bắc Bộ, thực chất cuộc khủng hoảng chỉ xuất phát từ những tin đồn thất thiệt và sự sai lầm trong đánh giá thị trường của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Đây chính là lý do khiến cho kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 của công ty Tân Thạnh An thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w