NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 34 - 35)

- Cơ cấu các hoạt động kinhdoanh chính:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận:

3.1.1. Khái niệm thị trường:

- Trong kinh tế học, thị trường được hiểu là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

* Chức năng của thị trường:

- Ấn định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số lượng hàng của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng một cách tách biệt được. Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua như thế nào và mua cho ai.

- Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào. - Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa.

- Lượng tiêu thụ một sản phẩm (Qd) thường phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá của chính nó (P), thu nhập (I), sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng (Tas), giá các hàng hóa có liên quan (Pr), qui mô tiêu thụ của thị trường (N)… Có thể thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số: Qd=f(P, I, Tas, PR, N, PF…).

- Khi đưa ra khái niệm về cầu của sản phẩm, người ta xét chỉ mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu sản phẩm, trong điều kiện các nhân tố khác được giả định là không thay đổi. - Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

* Quy luật cầu:

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người tiêu thụ thông thường sẽ mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn vị hoặc không mua nếu mức giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này chính là qui luật cầu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w