- Cơ cấu các hoạt động kinhdoanh chính:
c) Cơ hội (Opportunities):
- Về thị trường:
+ Việt Nam là 1 quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu gạo nhờ có 2 vùng đồng bằng lớn màu mỡ là Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng Sông cửu long. Từ đó chi phí sản xuất ra hạt gạo ở Việt Nam cũng thấp hơn so với các quốc gia khác. Điều này làm cho giá gạo ở Việt Nam rất cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới. Đây là một thế mạnh lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong đó có công ty Tân Thạnh An.
+ Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến trong công tác marketing sang các thị trường mới vì thế hàng năm, ta lại có thêm một số hợp đồng tập trung mới. Vốn là một thành viên của Hiệp hội, công ty Tân Thạnh An có quyền lợi là được phân chỉ tiêu xuất khẩu sang các quốc gia đó (thông thường các hợp đồng tập trung thường có giá khá tốt, mang lại lợi nhuận cho công ty).
+ Nhờ quá trình làm ăn uy tín lâu dài mà Tân Thạnh An đã xây dựng được uy tín đối với các khách hàng trong nước cũng như ngoài nước từ đó quan hệ mua bán của công ty ngày càng phát triển. Các khách hàng nước ngoài rất mạnh dạn khi đặt hàng ở công ty. Một số khách hàng truyền thống như: OVLAS, WEETIONG và trong năm 2009 đã bắt đầu quan hệ mua bán với một tập đoàn lớn chuyên mua bán nông sản của Mỹ là SEACOR.
- Về chính sách:
+ Sau khi đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đã có bước chuyển biến mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính vốn rất phức tạp ở Việt Nam trước đây. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm những thủ tục hành chính nhanh hơn từ đó cũng đỡ vất vả hơn trong việc hoàn tất bộ chứng từ để khách hàng nước ngoài thanh toán cũng như việc báo cáo thuế hay hoàn thuế. Rất nhiều giấy tờ được đơn giản hóa hoặc rút ngắn thời gian giải quyết ví dụ như: thủ tục làm CO, tờ
- Về tài chính:
+ Sau đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 thì cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phục hồi một cách rõ nét: đơn hàng của các công ty nước ngoài đặt ở Việt Nam được cải thiện từ đó mang lại việc làm cho các công ty, xí nghiệp sản xuất cũng như thương mại ở Việt Nam trong đó có công ty Tân Thạnh An. Tình hình tài chính ổn định cũng góp phần làm giảm lãi suất cho vay của ngân hàng từ đó giảm chi phí tài chính của công ty Tân Thạnh An một cách đáng kể (vì Tân Thạnh An là công ty sử dụng đến hơn 99% là vốn vay ngân hàng), không chỉ vấn đề lãi suất mà cả vấn đề độ thoáng trong việc cho vay cũng được nới rộng hơn so với giai đoạn khủng hoảng (định giá tài sản, hạn mức tín dụng).
+ Với uy tín và khối lượng vay khá lớn, Tân Thạnh An là một trong những đối tác chiến lược với những ngân hàng cho vay, cụ thể, Tân Thạnh An là khách hàng số 1 của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây. Bên cạnh đó, công ty còn là khách hàng lớn của ngân hàng ACB chi nhánh Bình Tây và Vietcombank chi nhánh Vĩnh Lộc. Từ mối quan hệ này, công ty luôn được những ưu ái về phía ngân hàng về lãi suất, định giá tài sản cũng như hạn mức tín dụng, được ưu đãi vay tín chấp, đánh giá cho vay dựa trên khả năng trả nợ chứ không hoàn toàn dựa vào tài sản thế chấp.
+ Vào thời điểm cuối năm 2008, Tân Thạnh An chỉ vay vốn ở Vietcombank và vào thời điểm đó, Chính phủ quyết định thắt chặt tín dụng và các ngân hàng phải đồng loạt thực thi chính sách ấy. Vietcombank là ngân hàng nhà nước nên là đơn vị tiên phong trong việc này. Vào thời điểm ấy, hạn mức cho vay của Tân Thạnh An tại Vietcombank đã hết do bị thắt chặt, công ty đã chuyển hướng sang vay ở một ngân hàng khác là ACB. Vốn là ngân hàng cổ phần nên việc vận dụng chính sách cũng thông thoáng hơn. Kết quả là công ty đã vay được đủ số vốn cần thiết, từ đó cũng thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với một ngân hàng khác, tạo đối trọng trong việc vay vốn kinh doanh của công ty.
+ Với việc thiết lập mối quan hệ với ACB, công ty đã thu về rất nhiều lợi ích. Do có đối trọng và tình hình tài chính của từng ngân hàng là khác nhau tại từng thời điểm nên công ty có thể linh hoạt vay giữa 2 ngân hàng để mang về lợi ích tốt nhất cho công ty. Cụ thể là: hội đồng thẩm định giá của ACB thường đánh giá cao các bất động sản là nhà cửa ở
các vị trí tốt trong nội thành như Q1, Q3 trong khi hội đồng thẩm định giá của Vietcombank lại thiên về các bất động sản là đất dự án. Vietcombank là ngân hàng cổ phần trong đó nhà nước chiếm đa số nên một mặt ngân hàng có rất nhiều khách hàng lớn vì thế tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thường ở mức cao, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, cơn khủng hoảng tài chính thế giới đã đẩy lãi suất cho vay lên đến 21%, vào thời điểm đó một mặt các công ty ở ngoài đều có nhu cầu về tín dụng rất nhiều do các dự án vẫn đang lở dỡ, các ngân hàng đều muốn cho vay với lãi suất cao để kiếm lời. Nhưng mặt khác ngân hàng nhà nước hạn chế hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ở mức 15% trong khi các hầu hết các ngân hàng vào thời điểm đó đều đã vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Lãi suất cho vay:
Cuối năm 2008: 21%.
Từ tháng 2/2009 -> hết năm 2009: 6.5% (gói kích cầu thứ 1 của chính phủ: hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm 4% lãi suất cho vay, từ 10.5% xuống còn 6.5%).
Từ đầu năm 2010 đến nay: công ty vay với lãi suất từ 12%->14%/năm.
+ Trong thời gian qua, việc tỷ giá tăng liên tục cũng là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. (16,000đồng/USD vào đầu năm 2008 và hiện nay, tháng 7 năm 2010 là khoảng 19,000đồng/USD).
+ Năm 2010, cơ bản cuộc khủng hoảng đã đi qua nên Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách nới rộng tiền tệ nhằm để bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế đạt 6.5%. Tuy nhiên việc nới rộng này luôn được Chính phủ theo sát nhằm không để lạm phát xảy ra như năm 2008.