Điểm yếu (Weeknesses):

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 66 - 68)

- Cơ cấu các hoạt động kinhdoanh chính:

b)Điểm yếu (Weeknesses):

- Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu nhưng công ty chưa có một bộ phận chuyên trách về marketing. Do đó việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, giữ vững vị thế cạnh tranh trên thương trường còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Công tác marketing trong thời gian qua còn giao cho Phòng Kinh doanh đảm nhiệm chưa thật sự khởi sắc vì nghiệp vụ marketing còn hạn chế.

+ Thực tế hiện nay, hoạt động của Phòng Kinh doanh chủ yếu là trực tiếp kí kết hợp đồng nội, ngoại với các đơn vị đối tác, mà chưa có chuyên môn marketing theo đúng nghĩa của nó. Những cán bộ, nhân viên của Phòng nhìn chung nắm rõ một số thị trường mà mình

năng cung cầu… là những vấn đề luôn biến động ở cả thị trường trong và ngoài nước thì công ty lại không nắm bắt kịp thời, có khi rất sơ sài, không có sơ sở, có khi lại gây ảnh hưởng không tốt cho việc xác định chiến lược kinh doanh của công ty.

+ Trên thực tế, công ty còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về quản trị marketing. Vì vậy đây chính là nguyên nhân cho công tác marketing của công ty đến nay chủ yếu cũng dựa trên kinh nghiệm là chính. Sự nhạy bén của một số cán bộ, nhân viên dường như mang tính tự phát, cảm tính mà thiếu đi những cơ sở khoa học chắc chắn, thiếu sự nghiên cứu và vận dụng các công cụ kỹ thuật, các kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết vào các công việc cụ thể của mình một cách chủ động. Dĩ nhiên marketing không chỉ là một môn khoa học đơn thuần mà còn là một nghệ thuật, nhưng cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm cảm tính mà thiếu đi các điều kiện cần thiết khác như: Các phương tiện, cơ sở và phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá hiệu quả… thì chắc chắn hoạt động này sẽ bị khập khiểng, mang tính chủ quan và nhiều yếu tố rủi ro.

- Là một doanh nghiệp xuất khẩu tuy nhiên công ty lại chưa có bất kỳ một hệ thống kho bãi nào để lưu trữ hàng hóa khi cần thiết mà chỉ để nhờ ở các kho của các nhà cung ứng.

+ Thực tế hiện nay, khi công ty ký hợp đồng với nước ngoài và biết được thời gian tàu cập cảng, công ty sẽ ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng ở miền Tây hẹn giao hàng đúng ngày của bên khách hàng nước ngoài lấy hàng, từ đó giảm bỏ được khâu trung gian từ kho của nhà cung ứng đến kho của công ty.

+ Công ty thực hiện điều này một phần vì muốn tập trung vào chuyên môn của mình là xuất khẩu, không tham gia tồn trữ hàng nhưng chính điều này đã tạo nên những bất lợi cho công ty, đặc biệt khi giá gạo biến động mạnh như năm 2008 và 2009. Vì khi giá gạo biến động mạnh, các nhà cung ứng tuy đã kí kết với công ty nhưng vì hàng hóa vẫn nằm ở kho của họ nên họ sẽ dễ dàng ép công ty bằng nhiều cách để công ty phải nâng hoặc hạ giá một ít theo chiều hướng có lợi cho họ.

+ Bên cạnh đó, một số nhà cung ứng, tuy năng lực sản xuất cao nhưng lại từ chối, không muốn tồn trữ hàng cho công ty, vì thế việc mua bán sẽ gặp khó khăn.

+ Việc không có hệ thống kho bãi còn là một rủi ro khá lớn nếu các nhà cung ứng không uy tín, hoặc khi thị trường gạo có biến động mạnh, một số nhà cung ứng phá sản hoặc không có khả năng giao hàng, sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 66 - 68)