Thách thức (Threats):

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 70 - 72)

- Cơ cấu các hoạt động kinhdoanh chính:

d)Thách thức (Threats):

- Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tuy đã đi qua nhưng vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu phải cẩn thận trong hoạt động của mình vì doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải làm việc với các công ty nước ngoài, những

2008 xuất phát từ nguyên nhân của việc thị trường tín dụng quá phát triển tạo nên bong bóng giá trị ảo ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh như chứng khoán, bất động sản.

- Thị trường gạo cũng như nhiều thị trường nông sản khác trên thế giới đều tiềm ẩn sự rủi ro do hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, khi nạn mất mùa xảy ra, giá cả sẽ biến động mạnh, nếu không có sự điều chỉnh hợp lý có thể sẽ gây ra thiêt hại lớn cho doanh nghiệp.

- Vào năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng quyền lợi từ gói kích cầu thứ 1 của chính phủ, cụ thể là: Chính phủ sẽ chịu dùm các doanh nghiệp 4% lãi suất cho vay, lãi suất thực vay lúc đó của doanh nghiệp chỉ co khoảng 6.5%. Đây là thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là Tân Thạnh An khi tỷ trọng vốn vay trong toàn bộ vốn sử dụng của công ty chiếm đến 99% và doanh số năm của công ty là khá lớn. Đến năm 2010 thì sự hỗ trợ đó không còn và lãi suất cho vay lại có chiều hướng tăng, có thể nói một cách nôm na, chi phí xuất khẩu bình quân một đơn vị sản phẩm của công ty phải tăng lên gần gấp đôi (2009: lãi suất cho vay la 6.5%, hiện nay: lãi suất cho vay là 13-14%). Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty rất nhiều và đây cũng là thách thức lớn nhất của công ty cho đến thời điểm này.

- Giá gạo từ đỉnh điểm của cơn sốt gạo năm 2008 là 1200USD/tấn cho đến nay thì chỉ còn xoay quanh khoảng 400USD/tấn. Sự sụt giảm liên tục này là một khó khăn vô cùng to lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo vì một mặt Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải mua lúa cho nông dân ở mức giá cao, đảm bảo lãi 30%. Nhưng giá thế giới lại liên tục sụt giảm, gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Và khi giá đi xuống như vậy thì tất yếu là trong chuỗi những người sản xuất và tiêu thụ nó sẽ bị thiệt hại (từ nông dân trồng -> lực lượng hàng sáo thu gom -> nhà máy thu mua để sản xuất -> các doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ trong nước hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu).

- Bất lợi cuối cùng là qua năm 2010, theo dự thảo của Bộ Công Thương thì sắp tới, tất cả các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đều bắt buộc phải có nhà máy sản xuất. Nhà nước làm điều này nhằm hạn chế những doanh nghiệp nhỏ lẻ tham gia thị trường sẽ làm cho thị trường manh mún, khó quản lý và hoạt động cũng không hiệu quả.

- Năm 2010 sẽ là năm quyết định đối với thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam bởi năm nay, Philippin có tổng thống mới, với tuyên bố là sẽ cải cách Nông nghiệp để 3 năm sau, Philippin sẽ không phải nhập khẩu gạo nữa. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo tập trung của Việt Nam bởi Philippin là thị trường tập trung lớn nhất của Việt Nam. Việc trước mắt ngành xuất khẩu gạo VN sẽ phải đối mặt chính là sự thay đổi trong các hợp đồng tập trung của Chính phủ Philippin với Chính phủ VN

* Tóm lại: Ma trận SWOT đã cho ta thấy một cách toàn diện về thực trạng của công ty cũng như các yếu tố khách quan của thị trường vào thời điểm này. Từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

4.3. Những giải pháp cụ thể giải quyết những tồn tại hiện nay của công ty Tân Thạnh An: Thạnh An:

4.3.1. Giải pháp 1: Đầu tư quan tâm kỹ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tu tìm kiếm khách hàng, cụ thể là xây dựng một bô phận marketing chuyên trách về vấn đề tìm kiếm khách hàng, cụ thể là xây dựng một bô phận marketing chuyên trách về vấn đề này:

a) Mục tiêu:

- Để chủ động hơn trong việc kinh doanh xuất khẩu, công ty cần nghiên cứu thị trường để tìm ra những nguy cơ và cơ hội của thị trường để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Do vậy nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó là công cụ để giúp công ty tồn tại và phát triển.

- Mục tiêu của việc xây dựng Bộ phận Marketing: Hoạt động Marketing giúp nhiều trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, nó còn giúp công ty hiểu được khách hàng của mình, nắm bắt được thông tin một cách cụ thể, kịp thời và giúp cho cán Bộ của công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và dễ thành công.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc (Trang 70 - 72)