- Trong thời gian 3 năm kể từ khi gia nhập, thành viên mới (thành viên cộng tác) được nộp đơn đăng ký làm thành viên chính thức. Yêu cầu của một thành viên
để được trở thành thành viên chính thức: trong vòng l năm gần nhất, doanh số bao thanh toán thực hiện với các thành viên khác phải đạt tối thiểu 20 triệu EUR (cá
bao thanh toán xuất và nhập khẩu) hoặc 40 triệu EUR nếu chỉ thực hiện một loại
nghiệp vụ. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thành viên chính thức, nhưng doanh
số đạt 5 triệu EUR trong năm gần nhất thì được xem xét tiếp tục làm thành viên cộng tác.
Trong khi đó, tuy ra đời trước (năm 1960) nhưng do có nhiều quy định hạn chế việc kết nạp các thành viên nên đến nay Hiệp hội IFG mới chỉ có 90 thành viên tại 50 quốc gia. Các thành viên của IFG chủ yếu là các nước thuộc liên minh châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, một số rất ít tại các thị trường Đông Âu và Châu Á. Tại mỗi thị trường, IFG chỉ kết nạp một số rất ít các thành viên. Và các thành viên phải thường xuyên tham gia các họat động của Hiệp hội.
Cả hai Hiệp hội đều đặt ra một hệ thống các quy tắc điều chỉnh hoạt động
bao thanh toán quốc tế và mối quan hệ giữa các thành viên: điều lệ Hiệp hội, thoả thuận đại lý giữa các thành viên, các quy tắc chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế, quy tắc trọng tài, hướng dẫn quy trình giao dịch giữa các thành viên thông
Luân văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Bảy
qua mạng hiệp hội...Trong đó, quan trọng nhất là bộ các quy tắc chung về hoạt
động bao thanh toán quốc tẾ.
Về mặt nội dung, ngoại trừ một vài chỉ tiết nhỏ, nhìn chung bộ quy tắc của FCI và bộ quy tắc của IFG tương đối giống nhau, với các quy định: định nghĩa về hợp đồng bao thanh toán; định nghĩa chuyên nhượng, hiệu lực của chuyển
nhượng, hiệu lực của khoản phải thu, chuyên nhượng lại các khoản phải thu, rủi ro
tín dụng và quyền yêu cầu chấp nhận các rủi ro tín dụng của đại lý bao thanh toán xuất khẩu, quyền phê duyệt các khoản phải thu được bao thanh toán của đại lý bao
thanh toán nhập khẩu, quy định về việc thu các khoản phải thu và chuyên tiền thanh toán, tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh khi người mua không
nhận hàng, hoặc không thanh toán, việc tái xuất trình, bảo đảm, cam kết và các điều khoản khác.
Tuy nhiên, các bộ quy tắc này chỉ ràng buộc các bên liên quan khi cả hai tô
chức bao thanh toán đều là thành viên của cùng một Hiệp hội và chỉ điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế.
Luân văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Bảy
CHƯƠNG 2_ˆ
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN Ở VIỆT NAM Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm và phương thức bao thanh toán
1.1. Khái niệm
Ngay từ cuối thập ký 90, nghiệp vụ bao thanh toán đã được một số chỉ
nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam giới thiệu cho các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam. Đặc biệt là chi nhánh ngân hàng Credit Lyonnails (sau này sát nhập và đổi tên) có chi nhánh tại Hà Nội đã giới thiệu nghiệp vụ tín dụng người mua hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, song nghiệp vụ này quá mới mẻ nên chưa được áp dụng. Trong một số năm sau đó với sự phát triển vượt bậc của
thị trường trong nước, nghiệp vụ bao thanh toán bắt đầu thu hút được sự quan tâm
của các doanh nghiệp và các ngân hàng. Trước nhu cầu thực tế, Thống Đốc
NHNN đã ban hành quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6-9-2004 về
nghiệp vụ bao thanh toán: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ
chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận
trong hợp đồng mua, bán hàng.”
1.2. Phương thức bao thanh toán
Bao thanh toán từng lần: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện
các thủ tục cần thiết và kí hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của
bên bán hàng.
SVTH: VWõ Thị Bích Phượng 22
Luân văn tốt nghiệp GVHD: TS_ Lê Văn Bảy
Bao thanh toán theo hạn mức: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa
thuận và xác định một hạn mức bao thnah toán duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
Đông bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị
bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tô chức đồng bao thanh toán.
2. Cơ sở pháp lý của hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam
Cho đến nay, trong các bài viết về bao thanh toán thì các tác giả đều cho
rằng quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6-9-2004 và quy chế hoạt động
bao thanh toán kèm theo quyết định này là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động bao thanh toán của các tổ chức bao thanh toán ở Việt Nam.
Theo chúng tôi điều này là hoàn toàn không đúng. Bởi Quyết định của
Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước về việc ban hành các quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng được công bố vào ngày 06-09-2004 nghĩa là 2 năm trước khi có luật các công cụ chuyển nhượng. Chính vì vậy trong quyết định
này đã không có chỉ dân căn cứ vào luật các công cụ chuyên nhượng.
Chúng tôi cho rằng cơ sở luật quan trọng nhất cho đến hiện nay đối với
hoạt động bao thanh toán phải là luật các công cụ chuyên nhượng. Việc được pháp
luật thừa nhận quyền sở hữu đối với các khoản phải thu là mắấu chốt cho đơn vị bao thanh toán thực hiện được nghiệp vụ với khả năng khoản tài trợ sẽ được thu
hồi. Việc thừa nhận chuyển quyền sở hữu còn có ý nghĩa đảm bảo khoản phải thu
đã được bao thanh toán sẽ không nằm trong khối tài sản thanh lý khi phá sản của
con nợ, và là sự bảo vệ của pháp luật đối với tổ chức bao thanh toán. Bất cứ một hành động nào không được pháp luật bảo vệ sẽ mang lại rủi ro lớn cho người thực
hiện, và do đó sẽ không khuyến khích được sự phát triển dịch vụ bao thanh toán.
Luân văn tốt nghiệp _ GVHD: 1S. Lê Văn Bảy
Vì thế quy chế bao thanh toán ở trên cần phải được xem xét và chỉnh sửa phù hợp
với quy định luật này.
Cụ thê là theo điều 13 - điểm a -QCBTT quy định: “Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng, và các chứng từ có liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán”. Quy định này là không đầy đủ vì chưa có chứng từ xác nhận chuyên nhượng hoặc ủy quyền đòi nợ người mua. Chứng từ chuyển nhượng và ủy quyền này về thực chất là một hối
phiếu, mà trên đó người bán yêu cầu người mua phải trả tiền cho người bao thanh
toán là ngân hàng hay tổ chức bao thanh toán.
Cũng theo quy chế 1096/2004 của NHNN thì số dư tài khoản phải thu mà
một đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho một bên nhập khẩu (số dư bảo đảm rủi ro không thanh toán) phải năm trong giới hạn tổng số dư bảo
lãnh của tổ chức tín dụng cho 1 khách hàng theo Quy định tại Quy chế Bảo lãnh
ngân hàng. Như vậy ở đây chức nắng cung cấp bảo đảm rủi ro không thanh toán
đối với người mua đã bị đánh đông với nghiệp vụ cung cấp bảo lãnh cho người
mua.
Thế nhưng chức năng bảo đảm rủi ro không thanh toán trong nghiệp vụ bao
thanh toán , trên thực tế, hoàn toàn khác biệt với nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán.
Trong nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ ký hợp đồng bảo
lãnh thanh toán với người mua và khi người mua không thanh toán, bất kế lý do gì, thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cho người mua đều phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Trong khi đó, đối với nghiệp vụ bao thanh toán, đơn vị bao
thanh toán chỉ đảm bảo rủi ro không thanh toán cho người mua trong trường hợp
người mua mắt khả năng thanh toán hoặc không thanh toán lô hàng với điều kiện
không xây ra bất kỳ tranh chấp nào giữa người bán và người mua, còn nếu xảy ra tranh chấp gì thì đơn vị bao thanh toán sẽ được miễn trách nhiệm. tranh chấp gì thì đơn vị bao thanh toán sẽ được miễn trách nhiệm.
Luân văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Bảy
Đồng thời trong bao thanh toán, khách hàng của đơn vị bao thanh toán không bao giờ là người mua, mà luôn luôn là người bán. Do vậy giữa người mua
và đơn vị bao thanh toán không hề ký kết với nhau một hợp đồng ràng buộc nào. Người mua chỉ cam kết thanh toán gửi cho đơn vị bao thanh toán mà thôi. Nói một cách khác, bao thanh toán và bảo lãnh là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác nhau, số dư bao thanh toán không hề nằm trong số dư bảo lãnh, cũng
như số dư bảo lãnh không bao gồm số dư bao thanh toán.
Một điểm còn yếu trong hệ thống luật của Việt Nam về hoạt động bao thanh
toán đó là trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng:
“chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhưng lại không thấy có quy định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy vIệC
chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong trường hợp không được thừa
nhận thì phải xử lý như thế nào.
- Ở nước ta rủi ro mất vốn đồng nghĩa với trách nhiệm pháp lý của Ngân hàng và cá nhân người quyết định, do đó các Ngân hàng không thích sử dụng dịch
vụ này.